Ấn Độ “tẩy chay” ĐCSTQ vì xung đột biên giới và dịch Vũ Hán

24/06/20, 15:04 Thế giới

Vụ việc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) gây ẩu đả giết chết 20 binh sĩ Ấn Độ tại khu vực biên giới Ladakh, cùng với sự hoành hành của đại dịch COVID-19 trong thời gian qua, đã làm gia tăng quan điểm chống Trung Quốc trên khắp đất nước Ấn Độ, Epoch Times đưa tin.

Những dân Ấn Độ kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc trong một cuộc biểu tình ở New Delhi vào ngày 18/6/2020. (Ảnh qua AFP)

Họ đã tạo ra một kẻ thù vĩnh viễn của Ấn Độ. Sẽ mất tối thiểu hai thế hệ nếu Trung Quốc muốn có phản ứng mang tính hữu nghị từ chúng tôi”, Brig Rumel Dahiya – một cựu Lữ đoàn trưởng, từng làm việc tại bộ tổng tham mưu của lực lượng quân đội Ấn Độ nói với báo Epoch Times.

Dahiya cho biết, Trung Quốc đừng mong nhận được bất kỳ hỗ trợ nào từ phía Ấn Độ trên các diễn đàn quốc tế. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến các diễn đàn nhân quyền, và cho biết Ấn Độ sẽ thay đổi chính sách nhập khẩu, cũng như sẽ thực hiện các bước để kiểm soát vốn đầu tư của Trung Quốc vào các công ty khởi nghiệp Ấn Độ, chính phủ Trung Quốc thường mua bất động sản Ấn Độ, và mua cổ phiếu của thị trường chứng khoán Ấn Độ thông qua các công ty Trung Quốc.

“Một số lĩnh vực cụ thể sẽ bị cấm cửa đối với Trung Quốc vì lý do an ninh,…Các nỗ lực sẽ đa dạng hóa nhập khẩu, và giảm nhập khẩu từ Trung Quốc một cách có hệ thống,” Dahiya, người từng giữ chức phó cục trưởng Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng, một cơ quan cố vấn được chính phủ tài trợ cho biết.

Các nhà hoạt động Ấn Độ cùng với người Tây Tạng sống lưu vong hô khẩu hiệu chống Trung Quốc trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Siliguri ngày 20/6/2020. (Ảnh qua AFP)

Bị ảnh hưởng bởi các công ty Trung Quốc mua sắm tại các thị trường chứng khoán Ấn Độ, bao gồm cả ngân hàng trung ương Trung Quốc, cộng thêm các ca nhiễm virus Vũ Hán bắt đầu gia tăng, chính phủ Ấn Độ đã giảm vốn FDI từ các nước láng giềng khỏi danh sách phê duyệt tự động vào tháng 4/2020. Dahiya cho hay, những nước láng giềng ở đây “đơn giản là ám chỉ Trung Quốc.”

Một ngày sau vụ đụng độ Galwan – cuộc xung đột biên giới giữa các lực lượng quân sự Trung Quốc và Ấn Độ, Bộ viễn thông Ấn Độ đã yêu cầu công ty viễn thông nhà nước BSNL sửa lại hồ sơ nâng cấp mạng 4G, nhằm loại trừ các công ty viễn thông Trung Quốc. Bộ cũng khuyến nghị các công ty viễn thông tư nhân không mua sắm thiết bị từ các công ty Trung Quốc.

Dahiya cho biết, Ấn Độ chủ yếu nhập khẩu lốp xe từ Thái Lan và Trung Quốc, những mặt hàng này được cấp phép nhưng mọi thứ sẽ thay đổi. Lốp xe Thái Lan sẽ được cho phép nhưng sẽ không có giấy phép nào cho Trung Quốc.

Các nhà hoạt động của Đảng Bharatiya Janata (BJP) đứng xếp hàng khi họ cầm áp phích trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Siliguri vào ngày 17/6/2020. (Ảnh qua AFP)

Tẩy chay sản phẩm Trung Quốc

Ngày càng có nhiều lời kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của Trung Quốc ở Ấn Độ, thậm chí một đợt kêu gọi phổ biến đã bắt đầu trong thời gian bế tắc giữa Ấn Độ và Trung Quốc, ở khu vực Ladakh trong khi virus ĐCSTQ đang gia tăng và nó càng trở nên nóng hơn sau cái chết của 20 binh sĩ.

Nó bắt đầu khi một nhà cải cách giáo dục nổi tiếng của Ấn Độ – Kỹ sư Sonam Wangchuk đưa ra lời kêu gọi tẩy chay với các khẩu hiệu như “Tẩy chay Trung Quốc”, “Tẩy chay hàng Trung Quốc” và “Bất cứ nơi đâu trừ Trung Quốc”.

Lấy cảm hứng kỹ sư Wangchuk – người mô phạm cho nhân vật chính của bộ phim Bollywood nổi tiếng “3 chàng ngốc (Three Idiots)”, Chirag Bhansali – một học sinh 16 tuổi đã lập trình thành công một nền tảng trực tuyến, cung cấp cho người Ấn Độ, đặc biệt là các bạn học của cậu, thay thế các ứng dụng và sản phẩm từ Trung Quốc.

Người biểu tình chống Trung Quốc đốt sản phẩm được sản xuất từ Trung Quốc đồng thời kêu gọi công dân tẩy chay hàng hóa Trung Quốc trong cuộc biểu tình ở New Delhi vào ngày 18/6/2020. (Ảnh qua AFP)

Cậu bé Bhansali đã dùng 10 ngày để lập trình thành công nền tảng của mình vào ngày 12/6, vài ngày trước khi xảy ra vụ đụng độ Gilwan.

“Tôi muốn ủng hộ tinh thần quốc gia,” cậu nói với báo Epoch Times qua điện thoại từ thị trấn Noida, và cho biết thêm rằng các ứng dụng Trung Quốc đều có vấn đề về bảo mật, và cậu muốn ủng hộ lời kêu gọi của kỹ sư Wangchuk.

Nền tảng của cậu có tên gọi “Swadeshi Tech”, lập danh sách các ứng dụng Ấn Độ và các lựa chọn thay thế của Ấn Độ cho máy tính xách tay, tivi, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, máy ảnh và điều hòa không khí của Trung Quốc,  chỉ trong hơn 10 ngày nó đã có hơn 55.000 người truy cập, và nhận được lời khích lệ từ kỹ sư Wangchuk.

Ấn Độ và Chính quyền Cộng Sản Trung Quốc

Video: Người dân Ấn Độ kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc

Dahiya cho biết chính phủ Ấn Độ nhận thức rõ ràng rằng, xung đột ở khu vực Galwan không thể xảy ra nếu không có sự đồng ý của chế độ cộng sản này, và vụ việc đã phơi bày rõ hơn bản chất của chính quyền cộng sản Trung Quốc đối với dân chúng Ấn Độ.

“Chúng tôi cũng biết luôn có một cấu trúc lệnh song song ở mỗi cấp độ. Tất cả các cấp chỉ huy đều có người của quân đội và người của ĐCSTQ”, Dahiya nói.

“CMC [Quân ủy Trung ương ĐCSTQ] nắm quyền lực lớn. Chính CMC đang kiểm soát quân đội”, ông giải thích.

Dahiya cho biết, chính quyền Ấn Độ biết rằng “ĐCSTQ rất nguy hiểm… thậm chí từ giai đoạn những năm 1950, 1960 và 1970, chúng tôi đã biết rằng hệ thống của Trung Quốc là khác biệt, và hệ thống của Trung Quốc không tốt”.

Ông nói rằng, khái niệm từng gắn liền với Trung Quốc là “trí tưởng tượng tự do cấp tiến” nhưng từ bây giờ nó sẽ khác.

“Giờ đây chúng tôi biết rằng nó [ĐCSTQ] khác với chúng tôi, và hầu như không bao giờ quan tâm người dân. Chúng tôi cũng biết mỗi hoạt động kinh tế diễn ra đều có cổ phần của các nhà lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ”, ông nói.

Thiện Thành (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x