Bàn về cuốn sách quý của Gurcharan Das (P.1): Di sản văn hóa Ấn Độ

17/10/16, 08:37 Sách hay, Tri thức

The Difficulty of Being Good của Gurcharan Das là một quyển sách hay, khắc họa chân thực sự khó khăn của nhân loại và hoàn cảnh khốn cùng của xã hội ngày nay. Quyển sách này hấp thụ rất nhiều trí huệ của bộ sử thi Mahabharata, Ấn Độ.

the-difficulty-of-being-good
The Difficulty of Being Good và tác giả Gurcharan Das.

Trên thế giới hiện nay, rất nhiều người đều có nhận thức rằng, ngày nay muốn làm một người tốt, khích lệ người khác làm người tốt, dường như là không dễ dàng, thậm chí còn rất khó khăn. Nếu như bạn có suy nghĩ như vậy thì bạn không phải là người đầu tiên, cũng không phải người cuối cùng. Năm 2009, NXB Đại học Oxford đã xuất bản một đầu sách rất thú vị của Gurcharan Das, có tựa đề là The difficulty of Being Good (tạm dịch: Làm người tốt thật khó).

Dòng đề phụ cuốn sách này của Das là “On the Subtle Art of Dharma” (tạm dịch: Chỗ vi diệu của luận pháp). Hiển nhiên, điều chỉ về “Dharma” hay “Pháp” của ông vẫn còn là pháp lý của vũ trụ cũ, vì sự hạn chế của lịch sử và các nhân tố khác. Do đó, Das xem ra vẫn còn chưa chạm được đến những điều chân chính của vũ trụ mới. Thế nhưng, những điều trong sách nói rõ, cũng là những vấn đề hiện thực trước mắt chúng ta trước khi vũ trụ mới ra đời, cũng chính là những vấn đề mà toàn thể nhân loại hiện đang đối mặt. Linh cảm và trí tuệ của Gurcharan Das đến từ bộ sử thi Mahabharata của Ấn Độ. Ngoài ra, ông còn viết 1 bộ tiểu thuyết, 4 bộ hí kịch và 2 bộ loại phi tiểu thuyết, là một tác gia giàu năng lực sáng tác.

Nội dung quyển sách này bao hàm toàn diện, từ chiến tranh nhân loại, đến khổ nạn của loài người, đến bản chất của khổ nạn, lại đến những cuộc vận động binh quyền của Mỹ quốc; thậm chí còn luận đến cả số “0” và trò chơi các loại như lý luận “tù đồ khốn cảnh” trong đánh cờ, đều bao gồm trong đó.

Giáo sư Sheldon Pollock, chuyên gia Ấn Độ học và Phạn học Đại học Colombia có bình luận: “Das thông qua giải đọc sử thi Ấn Độ Mahabharata đã phơi bày hoàn cảnh khốn cùng của đạo đức mà xã hội nhân loại chúng ta đang gặp phải; Mahabharata chứa đựng những điều kinh điển và bất hủ, cũng là vô cùng đúng lúc”.

Wendy Doniger, giáo sư tôn giáo và lịch sử Đại học Chicago lại cho rằng: “The Difficulty of Being Good của Das vừa có quan điểm của một học giả, vừa có lập ý của một cá nhân; lại vừa có giá trị học thuật, vừa có thành phần tu luyện cá nhân”.

Mùa xuân năm 2002, khi Das bắt đầu nảy ý nghĩ muốn viết quyển sách này, vợ ông còn tưởng rằng ông có nguy cơ gì đó ở tuổi trung niên. Trên thực tế, sau nhiều năm học tập văn hóa và lịch sử phương Tây, đột nhiên ông mới bắt đầu nảy sinh ý tưởng học tập văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Trước đó, khi đang học tại trường Đại học Harvard, ông đã từng học qua một số Phạn văn (Sanskrit), nhưng vẫn chưa từng đọc bộ sử thi trứ danh của dân tộc mình bằng tiếng Phạn bản ngữ. Trong thời đại khó khăn và đầy hoang mang, Das đã tìm về bộ sử thi của tổ tiên, lịch sử dân tộc Ấn Độ, từ đó phát hiện ra những vấn đề đồng dạng mà cả thế giới hiện nay đang đối diện. Từ trong kho tàng lịch sử khổng lồ của văn học, ông đã tìm thấy căn nguyên của những phiền toái về đạo đức của thế giới hiện thực.

Sau nhiều năm làm việc cho rất nhiều những công ty lớn mang tính thế giới, Das nghỉ hưu lúc khoảng 50 tuổi, sau đó cùng vợ định cư tại New Delhi, Ấn Độ. Tại đây, ông viết chuyên mục mỗi Chủ Nhật cho Thời báo Ấn Độ, cũng đi khảo sát du lịch nhiều nơi ở Ấn Độ. Ông tận mắt chứng kiến sự phát triển thần tốc của kinh tế Ấn Độ những thập niên qua, phát hiện xã hội Ấn Độ đã dần dần từ vì sinh tồn mà vật lộn đến hướng thường thường bậc trung. Thế nhưng, Das đồng thời cũng phát hiện rằng, dù sự phồn vình kinh tế có thể hiển hiện ở các nơi trên Ấn Độ, nhưng những phương diện như sự hướng thiện của nhân tâm, việc người ta làm người tốt như thế nào, xã hội làm thế nào để đạo đức tiến bộ, đều đã đổi thay và thiếu mất.

Hiện tượng Das nhận ra ở Ấn Độ, chẳng phải cũng là khắc họa chân thực của nhiều nơi hiện nay trên thế giới hay sao?

Di sản văn hóa Ấn Độ

Ấn Độ, tiểu lục địa Nam Á, lưng tựa vào dãy Himalaya cao ngất, mặt sát bên Ấn Độ Dương mênh mông, Ấn Độ cổ được gọi là “Vương quốc Ánh trăng”. Từ khi vương triều Ánh trăng của Ấn Độ bắt đầu, dân tộc này đã đem đến cho nhân loại rất nhiều di sản văn hóa; Mahabharata và Ramayana là hai bộ tác phẩm văn học trứ danh nhất của Ấn Độ cổ. Hai bộ sử thi này, bộ trước dài đến 100.000 câu thơ, bộ sau có 24.000 câu, là bộ sử thi trường thiên hiếm có của thế giới cổ đại.

mahabharata
The Difficulty of Being Good hấp thụ rất nhiều trí huệ của bộ sử thi Mahabharata, Ấn Độ. Hình vẽ minh họa cuộc chiến trong sử thi Mahabharata (Ảnh: Internet)

Mahabharata còn có một số câu văn xuôi, tổng cộng có 1.800.000 từ, là bộ sử thi dài thứ 3 trên thế giới; nó bằng 10 lần bộ Iliad và Odyssey cộng lại. Chỉ có bộ sử thi “Truyền thuyết về vua Gesar” của dân tộc Tây Tạng và sử thi “Manasi” của tộc Kyrgyzstan mới có thể so sánh được. Nghe nói, dù bạn có miệt mài đọc không dừng bộ Mahabharata, thì cũng phải mất 2 tuần mới có thể đọc xong.

Mahabharata kể về câu chuyện oanh liệt, thê thảm và bi thương, tổng cộng có 18 chương, nội dung chủ yếu là cuộc chiến tranh kéo dài lê thê vì tranh giành vương vị, giữa hậu duệ của hai anh em trong gia tộc Bharata là Kauravas và Pandavas. Cuộc chiến đấu của hai bên vô cùng gian khổ và rối rắm, cuối cùng không thể không dẫn đến cuộc chiến quyết định dài 18 ngày. Cuộc chiến kéo theo hết thảy các quốc gia và bộ lạc của Ấn Độ lúc đó, kết quả cuối cùng là toàn bộ bên Kauravas chết trận, bên Pandavas giành được thắng lời cuối cùng.

Theo cách nghĩ dân gian Ấn Độ, tác giả ban đầu của bộ sử thi là một tiên nhân Vyasa, người sao chép là thần đầu voi Ganesha; cũng có người cho rằng là do các nhà thơ dân gian trong rất nhiều đời tích lũy dần dần, biên soạn, chỉnh lý mà thành. Nội dung cơ bản vào thế kỷ 5 TCN đã thành hình, bản thảo cuối cùng là thế kỷ 4 TCN. Bộ sử thi này là một câu chuyện thần thoại và lịch sử, cũng tràn đầy luận thuật khoa học như triết học, tôn giáo, luật học… phản ảnh toàn diện những tình huống các phương diện xã hội Ấn Độ cổ. Trong chương thứ nhất của Mahabharata có một câu ngạn ngữ cổ rằng “Trong đây có, ở đâu cũng có; trong đây không có, ở đâu cũng không có”. (nghĩa là “Cái gì không thấy được ở trong Mahabharata thì cũng không thể nào thấy được ở Ấn Độ”)

Đương nhiên, Mahabharata không chỉ là kể về một câu chuyện đơn thuần như vậy. Vị tiên nhân Vyasa trong sách đã nói, mục đích của bộ sử thi này là làm sáng tỏ 4 mục tiêu của đời người, chính là: Yêu, Tài, Pháp và Giải thoát. Rất nhiều người Ấn Độ tin tưởng mục tiêu cuối cùng của cuộc đời là đạt được sự giải thoát.

Trong Mahabharata, ‘Nghiệp’ và ‘Pháp’ chiếm vị trí chủ yếu. Đối với người Trung Quốc, mục tiêu cuối cùng của cuộc đời cũng là đạt tới giải thoát, là chúng ta cần phải thông qua tu luyện chính pháp môn mà giải thoát; nhưng ‘Nghiệp’ và ‘Pháp’ của người Ấn Độ đối với chúng ta mà nói, là đạt được chính pháp chính đạo, thông qua tu luyện tiêu trừ nghiệp lực, vì thế thực hiện mục tiêu giải thoát chân chính, phản bổn quy chân.

Trong Mahabharata còn có một số lượng lớn thần thoại Ấn Độ và quan niệm triết học, có rất nhiều câu chuyện ngụ ngôn triết học và thần linh. Đối với xã hội hiện nay của chúng ta mà nói, trí tuệ của dân tộc Ấn Độ có ý nghĩa đối với tất cả chúng ta. Xuyên suốt bộ sử thi là sự đồng tình sâu sắc với chính nghĩa và thiện lương, và sự vạch trần, khiển trách với gian trá, tàn bạo và những hành vi ghê tởm, đều là những điều Das khai thác được từ trong văn minh của Ấn Độ cổ, tràn đầy ý nghĩa dẫn dắt tiến bộ đối với con người hiện đại.

Xem tiếp phần 2: Đi tìm sự giải thoát

Mai Mai, dịch từ epochtimes.com

 

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x