Bức xúc clip người phụ nữ hút thuốc điện tử, nhả khói nhiều lần vào mặt em bé

31/10/20, 11:52 Cuộc sống

Mới đây, một đoạn clip đang được lan truyền rộng rãi lên mạng xã hội, cảnh một người phụ nữ trẻ, đang hút thuốc lá điện tử, thổi phì phèo vào mặt một em bé, khiến dân mạng bức xúc.

(Ảnh cắt từ video)

Không rõ người phụ nữ trong đoạn clip có phải mẹ em bé hay không, nhưng cô gái này lại vô tư nhả khói vào mặt em bé chưa đầy 1 tuổi nhiều lần, thậm chí làn khói còn rất dày đặc.

Do còn nhỏ, em bé vẫn cười khúc khích, mà không hề hay biết đang hít phải thứ khói độc hại, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Đáng nói hơn, là cả nhà người phụ nữ chỉ ngồi nhìn mà không hề có hành động ngăn cản nào. Trong đó, một người đàn ông lớn tuổi, có thể là ông của cháu bé còn đang cầm trên tay điếu thuốc lào.

Sau khi đoạn clip được đăng tải, nhiều người bình luận tỏ thái độ bức xúc trước hành động của người phụ nữ và gia đình này.

Thuốc lá điện tử (vape) có độc hại không?

Thuốc lá điện tử (ENDs) hay còn gọi là vape, có hình dáng giống với thuốc lá truyền thống, xì gà hoặc ống điếu, một số khác trông giống như cây bút hoặc USB… tùy theo thiết kế. Nhiều người cho rằng, thuốc lá điện tử không độc hại như thuốc lá thông thường. Tuy nhiên thực tế không hề đúng như vậy.

Thuốc lá điện tử (ENDs) hay còn gọi là vape. (Ảnh qua Dantri)

Dung dịch sử dụng cho thuốc lá điện tử thường chứa nicotin (độ nặng của thuốc lá điện tử dựa trên lượng nicotin trong dung dịch, được biểu thị bằng miligam trên mililit hoặc tính theo phần trăm), chất tạo hương, propylene glycol và glycerin thực vật, một số còn chứa chất kích thích thần kinh chính của cần sa là Tetrahydrocannabinol (THC).

Trong đó, riêng nicotin đã là chất rất độc cho cơ thể, các hạt siêu mịn bên trong khói thuốc khi hít vào có thể đi vào phổi người sử dụng và những người xung quanh. Đặc biệt, trẻ em nếu hít phải lại càng nguy hiểm hơn, vì phổi của trẻ thời gian này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển. 

Ngoài ra, còn các chất tạo hương như diacetyl, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, kèm nhiều hoá chất gây ung thư, kim loại nặng như niken, thiếc và chì, đi vào cơ thể người cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, Nicotin có tác động vô cùng xấu lên sự phát triển não bộ ở trẻ em và cả người lớn, cũng cực kì độc hại đối với các bào thai. 

Nếu nuốt, hít phải hoặc bị thấm dính dịch lỏng trong thuốc lá điện tử qua da hoặc mắt có thể bị nhiễm độc.

Theo Liên minh Kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA), nicotin trong thuốc là điện tử còn khiến người dùng bị nghiện. Sử dụng lâu dài, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, tổn thương phổi cấp và ung thư. Sử dụng nicotin quá liều còn gây ngộ độc, đột quỵ…

Thời gian gần đây, theo thống kê ngày 18/2/2020 của CDC Hoa Kỳ, đã ghi nhận 2.807 ca tổn thương phổi có liên quan quan đến thuốc lá điện tử. Trong đó, 68 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là con số chưa đầy đủ, và có thể số người mắc bệnh do thứ thuốc lá độc hại này gây ra còn nhiều hơn thế nữa.

Shisha có độc hại?

Cũng như thuốc lá điện tử, nhiều người cho rằng, shisha không gây nghiện, và khá an toàn do được lọc qua nước, nên lượng độc tố nhẹ hơn thuốc lá. Thêm vào đó, Shisha lại có nhiều hương vị trái cây nên được giới trẻ đặc biệt ưa chuộng.

Về xuất xứ, shisha thực chất là một loại cỏ đến từ Ả Rập, có tẩm các hương liệu trái cây. Ở Việt Nam, shisha được dùng như thuốc lào, thuốc lá để tạo cảm giác khoan khoái, mà cảm giác này đến từ chất nicotin trong đó, làm ức chế thần kinh con người. Shisha thậm chí còn được cho là độc hơn cả thuốc lá thông thường.

Shisha thậm chí còn được cho là độc hơn cả thuốc lá thông thường. (Ảnh qua Thanhnien)

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO và Hiệp hội Ung thư Mỹ, 1 giờ hút shisha tương đương với người hút 100 đến 200 điếu thuốc lá. Đồng thời, tỉ lệ nicotine ngấm vào cơ thể người khi hút shisha cao hơn thuốc lá 70%. 

Trong khí đó, một bình shisha hiện tại thường hút trong thời gian khoảng 40 phút – như vậy số lần hít vào ước tính từ 50 – 200 lần. Lượng khói tương đương với 0,15 – 0,5 lít khói. Một con số khủng khiếp.

Tiến sĩ Khalid Anis, Giám đốc tổ chức tư vấn thuốc lá tại vùng Bắc Anh quốc (NTAG) cho biết: “Người ta thường nhầm tưởng rằng shisha không gây độc hại như thuốc lá, vì thuốc shisha có hương trái cây, còn khói thì đi qua nước trước. 

Tuy nhiên, nicotine và các chất gây ung thư giống trong thuốc lá vẫn còn đó. Chính vì thế, một người hút shisha thường xuyên sẽ vẫn chịu những rủi ro mắc bệnh giống với người hút thuốc lá như ho lao, trụy tim, và cả ung thư. Ngoài ra, shisha hoàn toàn có thể gây nghiện”.

Mặc dù tác hại của thuốc lá điện tử, hay shisha trong suốt nhiều năm nay vẫn luôn được đề cập đến, nhưng không hiểu sao, nhiều thế hệ trẻ bây giờ vẫn cố tình sử dụng chúng như một cách thể hiện sự sành điệu, mà không hề hay biết, hoặc cố tình bỏ qua những tác hại nó có thể gây ra cho bản thân và cả những người xung quanh. 

Nhiều giới trẻ để thêm phần kích thích, còn pha thêm rượu và ma túy nhẹ vào để tạo cảm giác mạnh, khiến người hút dễ nghiện và mất kiểm soát. 

Chưa kể, nhiều hàng quán mở ra với ánh đèn mờ, nhạc xập xình, bia rượu, tạo thành một cộng đồng, cho giới trẻ đến thỏa sức say sưa, hút thuốc điện tử, hút shisha. Thậm chí, hình thức này đã không còn chỉ xuất hiện trong những nơi như quán bar, karaoke…, mà nay còn công khai tràn lan tại nhiều quán vỉa hè và quán bia,… 

Chúng ta thường được khuyến cáo rằng không được sử dụng ma túy, nhưng lại dùng những chất kích thích này. Chẳng khác nào chúng ta đang sử dụng ma túy (cấp độ nhẹ). Và nguy hiểm nhất chính là tính hợp thức hóa của shisha, thuốc lá điện tử, khiến người sử dụng nó tự đánh lừa bản thân rằng, nó không độc hại vì không bị cấm. Nhưng thứ độc dược này sẽ tích tụ dần trong cơ thể người và hủy hoại sức khỏe của bản thân cùng những người xung quanh.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x