Các nghiên cứu về Hydroxychloroquine điều trị COVID-19 vẫn còn nhiều tranh cãi

06/08/20, 11:12 Thế giới

Đã có nhiều nghiên cứu về tính hiệu quả của thuốc hydroxychloroquine (gọi tắt HCQ) trong việc điều trị COVID-19, nhưng chỉ một số ít là tuân thủ theo các tiêu chuẩn khoa học tiến bộ nhất. Thậm chí nhiều nghiên cứu vẫn chưa thể giải đáp được những khúc mắc cần thiết.

Các nghiên cứu về Hydroxychloroquine điều trị COVID-19 vẫn còn nhiều tranh cãi. (Ảnh qua Twitter)

Tranh luận về HCQ đã trở thành một cuộc khẩu chiến thông tin, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định loại thuốc này đem lại hiệu quả trong việc điều trị COVID-19. Các phe giờ đây đều đưa ra tranh cãi, và nhận định phe đối phương đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị. 

Tuy mỗi phe tranh luận đều có những quan điểm riêng của mình, nhưng tất cả đều cùng đồng nhất trước một vấn đề rằng: Cho đến hiện tại, đa phần các khúc mắc quan trọng vẫn chưa có được lời giải đáp rõ ràng. Ví như, nếu các ca nhiễm virus được phát hiện sớm, thì liệu có thể sử dụng thuốc HCQ để điều trị nhóm bệnh nhân nhiễm COVID-19 nguy cơ cao để họ không phải thiệt mạng vì dịch bệnh hay không? 

HCQ là loại thuốc đã được sử dụng suốt nhiều thập kỷ, để điều trị các bệnh như sốt rét và lupus. Nó là một loại thuốc giá rẻ, khi sử dụng sẽ kèm theo một số tác dụng phụ nhẹ như đau đầu, chóng mặt và đau bụng. Theo Hội Tim mạch học Hoa Kỳ, ở những người mắc bệnh tim, loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim. Tổ chức cũng khuyến cáo, cần tăng cường theo dõi tình những bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao. 

Về mặt lý thuyết, thuốc HCQ có công dụng trong việc ức chế COVID-19, bằng cách tách mở các tế bào lây nhiễm bệnh để giúp kẽm – một chất tự sinh ra trong cơ thể con người có thể xâm nhập vào các tế bào này, và làm chậm sự nhân bản của virus. 

Các bác sĩ có tầm ảnh hưởng, và thành công trong việc sử dụng HCQ điều trị cho hàng trăm bệnh nhân lý giải rằng, điều quan trọng của việc sử dụng loại thuốc không nhất thiết phải là chữa trị cho bệnh nhân, hay ức chế và ngăn ngừa toàn bộ các triệu chứng. 

Họ nhận định: HCQ sẽ làm chậm sự phát triển của chủng virus, để giúp cơ thể có đủ thời gian sản sinh ra kháng thể và tự chống lại dịch bệnh. 

Lợi ích chính ở đây là dành cho những người thuộc nhóm nguy cơ tử vong cao vì COVID-19, đặc biệt là người già, một cơ hội được sống tiếp khi họ sẽ chỉ gặp phải một vài triệu chứng không nghiêm trọng, và không cần phải nhập viện điều trị. 

Do đó, bác sĩ Vladimir Zelenko, New York nhận định: HCQ sẽ phát huy công dụng tối đa nhất nếu được kết hợp với chế độ bổ sung kẽm, các loại kháng sinh nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp.

Giáo sư dịch tễ học Trường Y Yale Harvey Risch, một trong những người khởi xướng việc điều trị COVID-19 bằng HCQ, lưu ý rằng nhiều loại thuốc đã được sử dụng điều trị mà không thông qua thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng.

HCQ sẽ làm chậm sự phát triển của chủng virus, để giúp cơ thể có đủ thời gian sản sinh ra kháng thể và tự chống lại dịch bệnh. (Ảnh qua Reuters)

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác vẫn chưa tin vào tính hiệu quả của loại thuốc. Họ chỉ ra nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng tiến hành với HCQ, nhưng không có thử nghiệm nào mang lại thông số khả quan đáng để tâm trong việc sử dụng chúng để điều trị COVID-19

Giáo sư Risch và nhiều người khác đã chỉ trích những chi tiết mà họ nhận định là sai sót trong các nghiên cứu này. 

Vì có một số nghiên cứu tiến hành theo dõi các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng. Nhưng vị Giáo sư cho hay, giai đoạn phát bệnh này đã quá muộn để sử dụng HCQ điều trị. Những nghiên cứu khác theo dõi nhóm người ở giai đoạn đầu của bệnh, nhưng hầu hết những đối tượng được theo dõi đều dưới 50 tuổi, và không gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 

Không có một nghiên cứu điều trị kết hợp HCQ, kẽm và kháng sinh nào cho thấy tính hiệu quả tối ưu trong thử nghiệm lâm sàng.

Sử dụng HCQ với liều quá cao có thể gây tử vong

Có một điều đáng lưu ý, đó là các nghiên cứu thường sử dụng liều lượng HCQ cao hơn rất nhiều so với khuyến nghị của các bác sĩ lâm sàng. 

Bác sĩ Zelenko khuyến nghị liều lượng HCQ sử dụng là 200 mg mỗi 12 tiếng trong vòng 5 ngày. 

Nhưng trái ngược với điều trên, các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng hầu như đều áp dụng liều lượng HCQ từ 1200 tới 2400 mg trong 24 giờ đầu, sau đó sẽ dùng 600 tới 1200 mg cho từ 4 đến 21 ngày tiếp theo. 

Sử dụng HCQ với liều quá cao có thể gây tử vong. (Ảnh qua CNBC)

Meryl Nass – một bác sĩ và chuyên gia về độc tính hóa học nhận định, đây không phải liều lượng phù hợp. Bà viết trên một bài đăng blog ngày 14/6: “Loại thuốc sẽ vô cùng an toàn khi sử dụng đúng liều lượng, nếu sử dụng quá liều lượng thì có thể sẽ gây tử vong ở mức cao hơn”. 

Bà chỉ ra một đánh giá từ Tổ chức Y tế Thế giới năm 1979 nhận định, một liều chloroquine 1500 mg được coi là độc hại, và 2000 mg có thể gây tử vong.

Chloroquine là một loại thuốc có tiềm năng điều trị COVID-19 tương tự như HCQ. Một viên thuốc HCQ 200 mg chứa 155 mg HCQ. Điều đó cho thấy việc tiêu thụ trên 1900 mg HCQ cùng một lúc có thể gây ngộ độc, và một liều trên 2500 mg có thể gây tử vong. 

Hơn nữa, sẽ mất đến gần 1 tháng để cơ thể con người đào thải một nửa số thuốc đã hấp thụ. Do đó bà Nass nhận định: “Liều lượng tích lũy cũng quan trọng”.

Bài báo năm 1979 nhận định: Một liều lượng thuốc 1200 mg (tức khoảng 1500 mg tính cả viên nhộng) “sẽ được đào thải hoàn toàn trong ít nhất là vài ngày”. Nhưng bài báo cũng cho biết thêm, đây nên là “liều lượng giới hạn và không nên vượt quá”. 

Việt Anh (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x