Câu chuyện luân hồi thú vị của hòa thượng Viên Quan

15/10/15, 17:44 Nhân quả - Luân hồi

Vào triều Đường, có một vị hoà thượng tên Viên Quan ở chùa Huệ Lâm tại Lạc Dương. Ông rất giỏi chăm sóc cây cảnh và rất giàu có. Ông cũng là một nhạc công điêu luyện. Vào thời đó người ta gọi ông là “Hòa thượng giàu có”. Nhưng không ai biết ông từ đâu đến.

t_jpg

 

Lại có một người tên Lý Nguyên sinh trưởng trong một gia đình quyền quý. Ông dành cả cuộc đời đi du lịch, lễ hội, tiệc tùng, và rượu chè. Trong suốt thời gian trị vì của hoàng đế Thiên Bảo, người cha Lý Thành của ông là một vị tướng trông coi biên thùy.

Tướng Lý Thành bị quân địch bắt và từ đó biệt vô âm tín. Vì thế Lý Nguyên tuyệt vọng đến mức từ bỏ cuộc sống vương giả. Ông dọn đến ở trong chùa Huệ Lâm và cúng dường toàn bộ của cải cho chùa. Nhà chùa chỉ cho ông một bát cơm, một đồ uống, và không có người hầu hạ.

Ông sống tách biệt hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài. Từ đó, ông trở thành bạn thân với hòa thượng Viên Quan và họ không có điều gì phải giấu nhau. Họ thường ngồi đàm đạo với nhau từ sáng đến khuya. Thời đó người ta thường trêu đùa họ vì Viên Quan là một hòa thượng còn Lý Nguyên lại là một người thường. Họ cứ sống như vậy trong 30 năm.

Một ngày kia, họ quyết định du hành tới Thục Châu để thăm các vị Đạo sĩ và các nhà giả kim thuật ở núi Thanh Thành và Nga Mi. Viên Quan muốn đến thăm kinh đô Trường An trước, rồi sau đó đi xuyên qua thung lũng Tà Cốc để tới Thục Châu, còn Lý Nguyên lại muốn thăm Kinh Châu trước rồi sau đó mới tới Thục Châu thông qua thung lung Tam Hạp.

Thế là họ tranh luận, cả nửa năm trời mà vẫn chưa thống nhất được. Lý Nguyên nói: “Tôi bây giờ đã là người rời xa thế tục. Làm sao tôi lại có thể tới thăm kinh đô được?”

Viên Quan nói: “Dường như chúng ta không có quyền quyết định con đường mình sẽ đi. Vậy hãy đi đường Tam Hạp xem”.

Vì vậy, họ xuôi theo dòng sông Kinh Giang đi tới Tam Hạp. Thuyền của họ dừng dưới chân núi Nam Kịp, ở đó có vài người phụ nữ mặc trang phục tươi sáng đang múc nước từ dưới sông lên.

Đột nhiên Viên Quan bật khóc và nói: “Nguyên nhân tôi không muốn đi đường này là vì tôi sợ nhìn thấy những người phụ nữ kia”.

Lý Nguyên ngạc nhiên hỏi: “Chúng ta đã gặp rất nhiều phụ nữ kể từ khi tới Tam Hạp. Tại sao anh lại khóc vì những phụ nữ này?

Viên Quan đáp: “Trong số họ có một người họ Vương đang mang thai. Tôi sẽ đầu thai làm con của bà ấy trong kiếp sau của tôi. Bà ấy đã có thai ba năm rồi và vẫn chưa sinh được chính là vì tôi vẫn đang còn sống. Hôm nay tôi đã gặp bà ấy rồi; nên tôi biết vận số của tôi sắp kết thúc. Tôi đang đi trên con đường luân hồi của mình, đúng như lời Phật dạy”.

Sau đó ông nói với Lý Nguyên: “Xin hãy tụng niệm phù chú để giúp tôi nhanh chóng đầu thai. Anh có thể ở lại đây một vài ngày và chôn cất tôi dưới chân núi này. Hãy tới thăm gia đình bà Vương ba ngày sau khi bà sinh con. Nếu đứa trẻ cười với anh, thì nó đã nhận ra anh. Mười hai năm sau chúng ta sẽ gặp lại trong đêm Trung Thu, tại chùa Thiên Chúc ở Hàng Châu”.

Ngay lúc đó Lý Nguyên rất hối hận vì đã thực hiện chuyến du hành này. Anh rất buồn. Anh gọi người phụ nữ mang thai lại và bảo bà hãy chuẩn bị lâm bồn. Người phụ nữ vui mừng trở về nhà.

Ngay sau đó, người nhà của bà đã đem cá khô và rượu tới khấu bái ngay bên bờ sông. Viên Quan tắm rửa và mặc quần áo mới vào. Anh qua đời và ngay sau đó người đàn bà đã sinh hạ một đứa con trai.

Ba ngày sau, Lý Nguyên tới thăm đứa bé. Đứa bé được bọc trong một chiếc chăn và dường như biết anh. Khi Lý Nguyên bế nó trong tay, đứa bé đã cười với anh. Lý Nguyên không thể ngăn những giọt nước mắt.

Anh kể lại câu chuyện của bạn mình cho người mẹ nghe. Bà đã tổ chức một đám tang lớn cho Viên Quan và chôn cất anh tử tế. Lý Nguyên không muốn ở lại núi Thanh Thành thêm nữa. Ngày hôm sau anh đã lên thuyền trở về chùa Huệ Lâm.

Mười hai năm sau, vào tháng 8, Lý Nguyên đi tới Hàng Châu để gặp Viên Quan. Đó là đêm Trung Thu, trời vừa tạnh mưa và ánh trăng chiếu sáng vằng vặc khắp nơi quanh chùa Thiên Chúc. Lý Nguyên không thấy Viên Quan đâu.

Bỗng nhiên, anh nghe thấy giọng một cậu bé mục đồng hát bài hát Trúc Chi bên bờ sông Cát Hồng. Cậu bé cưỡi trên lưng trâu và nắm lấy sừng nó. Trên đầu cậu có hai búi tóc, mặc quần áo cộc. Một lát sau cậu đi tới chùa Thiên Chúc. Lý Nguyên chào cậu và nói: “Anh khoẻ không Viên Quan?

Cậu bé đáp: “Anh thật biết giữ lời. Bây giờ anh hãy đi đường anh, tôi đi đường tôi. Chúng ta không nên ở gần nhau. Cuộc đời đã an bài của anh vẫn chưa kết thúc. Tôi hy vọng rằng anh có thể là một người tu luyện tinh tấn. Nếu anh tu chăm chỉ và kiên định, một ngày nào đó chúng ta sẽ gặp lại nhau”.

Ngước nhìn Viên Quan, Lý Nguyên rơi lệ vì anh không thể tiếp tục tình bạn trước đây được nữa.

Viên Quan lại hát bài Trúc Chi và rời đi. Lý Nguyên vẫn có thể nghe thấy giọng hát bất kể cậu bé đi xa tới đâu. Trước khi Viên Quan đi tới ngôi chùa, cậu bé hát: “Tôi chính là nguyên thần của Tảng Đá Ba Đời(*). Tôi không còn muốn nói chuyện liên quan đến tình nữa. Thật vui khi một người bạn cũ đã đến thăm tôi. Cơ thể tôi đã đổi thay, nhưng tôi vẫn là tôi”.

Một đoạn khác mà cậu bé hát có câu rằng: “Đó là câu chuyện dài sau khi tôi rời xa thế gian. Khi nói đến duyên tiền định, tôi đã rất đau khổ. Tôi đã tìm quanh núi sông ở cả Ngô lẫn Việt, nhưng cuối cùng đã phải quay trở về đèo Cù Đường (một ngọn đèo thuộc Tam Hạp)”.

Còn về Lý Nguyên, ba năm sau, hoàng đế phong Lý Nguyên làm quan Ngự Sử. Lý Nguyên đã từng chứng kiến sự huyễn tượng của cuộc đời và đã không nhậm chức. Ông qua đời ở tuổi 80 trong một ngôi chùa.

Chú thích:

(*) Tam Sanh Thạch (Tảng Đá Ba Đời), nằm ở ngã tư của núi Nam Liên Hoa và Núi Phong Đông, và là một trong 16 danh lam thắng cảnh ở Hồ Tây. Người ta nói rằng đó là nơi ngày xưa Viên Quan gặp Lý Nguyên. Tảng đá này cao khoảng 10 mét và rộng hơn 2 mét. Nó rất dốc và là địa danh nổi tiếng. Trên tảng đá có khắc ba chữ Hán “Tam Sanh Thạch”, và mỗi một chữ khá to. Trên tảng đá có một dòng chú thích “Nhận xét về Tam Sanh Thạch của hoà thượng Viên Trạch trong triều Đường”, kể về lai lịch của câu chuyện. Nhiều câu khắc trên bia đá từ triều Đường và triều Tống đều trở nên khó giải, trừ những câu của Dương Vũ và Trương Thục, viết vào năm trị vì đầu tiên của Chí Chánh vào triều Nguyên (tháng 09 năm 1341). Viên Quan cũng được gọi là Viên Trạch. Trong cuốn sáchCam Trạch Dao, tên của vị hoà thượng là Viên Quan. Nhưng trong sách Truyện về Hoà thượng Viên Trạch do Tô Đông Pha viết trong thời triều Tống, tên của vị hoà thượng lại là Viên Trạch.

Theo chanhkien.org

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x