Chính sách một con của Trung Quốc: Hàng triệu đứa trẻ “mất tích” mỗi năm

22/07/20, 11:28 Trung Quốc

Tỷ lệ chênh lệch giới tính tại Trung Quốc hiện nay, chính là hệ quả của việc nhiều cặp vợ chồng, đặc biệt tại các khu vực nông thôn thích sinh con trai, đồng thời cùng với ‘chính sách một con’ do chính quyền Trung Quốc đề ra, đã đẩy hàng triệu trẻ em bị dồn đến chết hoặc có sống cũng không được công nhận.

Dưới đây là bài biết của tác giả: Talia Carner

Trước sự bắt đầu của Thế Vận Hội Bắc Kinh, tôi xin mạn phép tạm bỏ qua những đường đua kịch tính, sân thi đấu hay các hồ bơi sang một bên để bình luận cho các bạn nghe về một phần góc tối tại Trung Quốc.

Hãy tưởng tượng, một gia đình nọ đã bỏ rơi đứa con gái 3 tuổi của họ bên bờ sông chỉ vì họ vừa sinh một cậu con trai; hay một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ dưới gốc cây chỉ vì cậu bé bị khuyết tật; hoặc một đứa trẻ mới sinh bị chôn vùi dưới một “núi” cà chua trong phiên chợ… chỉ bởi cậu bé là con thứ 3 trong gia đình. 

(Ảnh minh họa qua dailyhunt)

Tiếp theo, hãy tưởng tượng những khu nhà đầy chuột do nhà nước quản lý mà tại đó, những đứa trẻ đủ may mắn sẽ được cho uống nước gạo pha loãng 3 lần trong ngày; hay những khu vực không có hệ thống sưởi, nước máy, trang thiết bị hoặc cơ sở chăm sóc y tế. Hãy tưởng tượng xem, với toàn bộ những chi tiết kể trên nhưng đảm bảo bạn vẫn không thể nắm bắt được hết những ám ảnh kinh hoàng về nạn sát hại trẻ em tại Trung Quốc. 

Tôi chưa từng biết về những điều này khi chuẩn bị bay tới Bắc Kinh dự Hội nghị Phụ nữ Quốc tế năm 1995. Nhưng sau khi đài BBC công chiếu một bộ phim tài liệu với tựa đề “The Dying Rooms” của hai nhà đạo diễn Brian Woods và Kate Blewett, thì bi kịch của trẻ em tại Trung Quốc đã thật sự kích thích sự chú ý của tôi. 

Cô Talia Carner. (Ảnh: Sarder TV)

Tôi đã mất vài năm để tìm hiểu về vấn nạn và cho ra đời cuốn sách China Doll. Cuốn sách kể về câu chuyện của một ca sĩ nhạc pop người Mỹ, trong một buổi hòa nhạc của mình đã bị ai đó ném một đứa trẻ sơ sinh vào tay. Điều tôi không ngờ tới là cuốn tiểu thuyết này cuối cùng cũng được xuất bản vào năm 2006, nhưng đây vẫn là một đề tài gần như không được dư luận quan tâm dù đã sau một thập kỷ được nhắc tới. 

Cuốn sách China Doll của Talia Carner.

Vào những năm 1997-1999, những báo cáo chi tiết, và gay gắt của các tổ chức về nạn sát hại trẻ em đều không được tiếp tục khai thác thêm. Đến những năm 90, thế giới mới bắt đầu ghi nhận những cá nhân bị coi là “dân số dư thừa” tại Trung Quốc từng bị bỏ rơi đến chết. 

Và một thập kỷ sau đó, các tổ chức nhân quyền lại tiếp tục tập trung vào việc vạch trần vô vàn những hành vi ngược đãi tại quốc gia này, tuy nhiên vẫn ngó lơ quyền lợi cơ bản nhất: chính là quyền được sống. 

Vậy có phải vấn nạn này đã kết thúc? 

Sau những cuộc gọi và email gửi tới Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại châu Á, Tổ chức Ân xá Quốc tế và Bộ Ngoại giao Mỹ nhưng vẫn không nhận được hồi âm, hoặc nếu có thì cũng chỉ là những câu trả lời mang tính lảng tránh. Do đó, bản thân tôi đã quyết định sẽ tìm hiểu về mức độ nghiêm trọng của vấn đề này. 

Quay trở lại năm 1995, khi đến thăm Trung Quốc, tôi đã phỏng vấn những người phụ nữ có tuổi, và hỏi họ về phương pháp “kế hoạch hóa” sinh đẻ thời còn trẻ, khi mà nạn đói đang cướp đi mạng sống của hàng triệu người. 

Có nhiều hơn một người đưa ra câu trả lời với tôi rằng: “Khi có con, tôi sẽ dùng gối làm ngộp thở nó”, hay “Chồng tôi dìm chết đứa bé dưới sông”. 

Có nhiều hơn một người đưa ra câu trả lời với tôi rằng: “Khi có con, tôi sẽ dùng gối làm ngộp thở nó”, hay “Chồng tôi dìm chết đứa bé dưới sông”. (Ảnh minh họa qua foreignpolicy)

Tất cả những câu trả lời này làm tôi gợi nhớ đến một cuốn tiểu thuyết có tên The Good Earth của Pearl Buck. Vậy phải chăng sự “bao dung” và nạn giết hại trẻ em của thế hệ Trung Quốc xưa cuối cùng đã chấm dứt?

Tôi chỉ mất 3 phút để phát hiện rằng, vấn nạn này đã trở nên tồi tệ hơn trước kia. 

Khi tôi kiểm tra số liệu khai sinh tại Trung Quốc năm 2005 của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (khả năng được chính quyền cộng sản Trung Quốc cung cấp), đem đối chứng với số liệu tỷ lệ nam-nữ được Bộ Nội vụ Trung Quốc báo cáo. Bằng vài phép toán đơn giản, kết quả cho thấy 1.731.000 bé gái bỗng “mất tích” chỉ tính riêng trong năm 2005. Tuy nhiên con số gây sốc này vẫn chưa phản ánh hết số lượng bé trai sinh ra với dị tật bẩm sinh, hoặc “sinh ngoài số lượng tiêu chuẩn cho phép”

Số lượng những bé trai “mất tích” này đã bị lu mờ bởi số lượng bé gái “mất tích” tương xứng, và hồ sơ của những đứa trẻ đã chết này cũng mãi mãi bị thất lạc.  

Bước tiếp theo trong kế hoạch của tôi là dùng nguồn thu nhập kha khá từ doanh thu cuốn China Doll để thuê các nhà nghiên cứu người Trung đào sâu hơn vào vấn đề. 

Chỉ thị của tôi là “thu thập bất cứ thứ gì có thể đo lường được mức độ vấn đề”, chẳng hạn như số trại trẻ mồ côi, số trẻ sơ sinh và nguồn ngân sách. Trong vài ngày, với khả năng giao tiếp trước đây của mình cùng việc nhấn mạnh vào số liệu thống kê, tôi đã vẽ nên được một bức tranh và thuyết phục nhiều người hơn để ý đến vấn nạn. 

Tôi nhận ra rằng, kể từ khi chính sách một con được thi hành tại Trung Quốc năm 1979, chính quyền ưu tiên các gia đình sinh con trai hơn, nên đã khiến nhiều bé gái tại quốc gia này lâm vào thế nguy hiểm hơn bao giờ hết. 

Kể từ khi thực hiện chính sách một con, nhiều bé gái lâm vào tình trạng nguy hiểm. (Ảnh minh họa qua Reddit)

Trong số 1,7 triệu bé gái bị “mất tích” được ghi nhận mỗi năm tại Trung Quốc, thì phương pháp phá thai chỉ là một trong số các cách khủng khiếp khiến các bé gái này không còn tồn tại trên đời nữa. Việc giết ngay tức thì bởi người nhà hoặc các đơn vị y tế, dần trở nên phổ biến đến mức mất kiểm soát. 

Chưa kể, có hàng trăm nghìn bé gái nếu còn sống sót, thì cũng thuộc vào “bất hợp pháp” do không có giấy tờ khai sinh, vì thế mà không được đi học hoặc khám chữa bệnh. Sau này, những đứa trẻ đó vì không thể có công ăn việc làm hoặc nơi ở, nên lựa chọn duy nhất của họ là làm tôi tớ hoặc nô lệ tình dục “đội lốt” hôn nhân.

Có hàng trăm nghìn bé gái nếu còn sống sót, thì cũng thuộc vào “bất hợp pháp” do không có giấy tờ khai sinh. (Ảnh minh họa qua SBS)

Gần đây, HBO đã phát sóng một bộ phim tài liệu thứ hai của Brian Woods và Kate Blewett mang tên “China’s Stolen Children”. Bộ phim mô tả nạn bắt cóc trẻ em ở Trung Quốc và rao bán cho các cặp vợ chồng không có con. Bộ phim cũng đề cập đến việc các cặp vợ chồng tìm nuôi một bé gái để sau này làm dâu cho đứa con trai duy nhất của họ.

Năm ngoái, tôi đã có cơ hội để chia sẻ những phát hiện của mình về “nạn diệt chủng nữ giới” ở Trung Quốc tại Ủy ban về Tình trạng Phụ nữ Liên Hiệp Quốc. Trong bài phát biểu, tôi nhận định vào thời điểm tốc độ gia tăng dân số tại Trung Quốc đạt ngưỡng ổn định năm 2050, sẽ có 133 triệu nữ giới “mất tích”. 

Tình trạng thiếu hụt nữ giới tại Trung Quốc nổi lên trong bối cảnh hơn 40 triệu đàn ông chưa tìm được vợ cho mình. Tuy nhiên, mặt trái của hiện tượng này là việc thiếu hụt phụ nữ làm “bạn đời” sẽ chỉ làm tăng thêm các hành vi tội phạm tình dục dưới hình thức cưỡng hiếp, bắt cóc, buôn bán và nạn nô lệ tình dục qua các cuộc hôn nhân ép buộc.

Với sự diễn ra sôi nổi của Thế Vận Hội tại Bắc Kinh, chúng ta có cơ hội để cùng nhau bày tỏ sự phẫn nộ và thuyết phục các nhà báo tại Trung Quốc cùng tham gia vạch trần vấn nạn. 

Chúng ta có thể tự nâng cao nhận thức của bản thân về vấn đề, và kêu gọi giới truyền thông toàn quốc và địa phương hãy đặt vấn nạn giết hại trẻ em lên ưu tiên hàng đầu. 

Hãy đặt ra những câu hỏi hóc búa cho các đại diện quan chức và yêu cầu một câu trả lời thỏa đáng. Hàng nghìn thành viên của Bộ Ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc có thể làm được nhiều hơn những gì tôi tìm hiểu và nghiên cứu. 

Chính quyền Trung Quốc khá nhạy cảm với những lời chỉ trích và việc “giữ thể diện”. Hãy khai thác điểm yếu này để chiếu rọi ngọn lửa Olympic vào mặt tối của Trung Quốc, thay đổi số phận của ít nhất hàng trăm nghìn cô gái được dự đoán sẽ “mất tích” trong năm nay và hàng triệu cô gái khác trong những năm tiếp theo.

Chúc Di (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x