Cuộc sống, có những lúc thật sự cần một chút thiện ngộ

25/06/21, 06:00 Đọc & Suy ngẫm

Đời người là một chuyến đi dài, ta đến thế gian này được chào đón bằng nụ cười của người xung quanh, và khi ra đi được tiễn đưa bằng những giọt nước mắt. Sinh mệnh là trân quý, đừng để bản thân trôi dạt mãi trong cõi hồng trần mà quên đi tự ngã.

Cảm tạ trời xanh với những gì ta đang có, cũng cảm tạ trời xanh với những gì ta không có. (Ảnh qua Pinterest)

Thiện ngộ về sinh mệnh

Sinh mệnh, đối với chúng ta, chính là một cuộc hành trình. Chúng ta đã cất tiếng khóc khi đến thế gian này, khóc là một phần thông báo rằng chúng ta đã tới, tuy nhiên những người thân quanh ta lại cười, cười là một phần hân hoan mừng rỡ, một loại hoan nghênh đón chào.

Lớn lên rồi, chúng ta cười trong tiếng khóc, lại khóc trong tiếng cười. Có người cả đời cười nhiều hơn khóc, vì vậy sinh mệnh khắp nơi tràn ngập ánh sáng. Có người cả đời khóc nhiều hơn cười, vì vậy khó tránh khỏi âm u mù mịt.

Mỗi người đều có sinh mệnh, nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của sinh mệnh, then chốt là xem bạn dùng một cây bút phác họa nó ra sao.

Cảm tạ trời xanh với những gì ta đang có, cũng cảm tạ trời xanh với những gì ta không có. Sống một ngày chính là có diễm phúc một ngày, đôi khi ta khóc bởi không có dép để mang, nhưng ta chợt phát hiện rằng, còn rất nhiều người không có chân để đi dép.

Mọi thời khắc đều dùng trái tim cảm ân đối mặt với cuộc sống, như vậy bạn sẽ cảm thấy cuộc đời này sẽ trở nên phong phú và tốt đẹp hơn.

Đức Phật nói: “Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên, tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên.”

Trân quý sinh mệnh, đối xử tốt với sinh mệnh, phác họa sinh mệnh, chỉ như vậy, khi bạn rời khỏi thế gian này, bạn mới có thể giữ được nụ cười trên môi, bởi vì bạn đã dùng những nỗ lực của mình để diễn giải sinh mệnh, làm phong phú sinh mệnh, cho nên dù những người xung quanh bạn đều đang khóc, cảm giác đó chẳng phải cũng là sự tán thưởng nồng nhiệt đối với sinh mệnh của bạn?

Thiện ngộ về nhân sinh

Có một câu nói rất hay: “Chân lý của cuộc sống, kỳ thực là ẩn giấu trong những điều bình dị, tầm thường”.

Con người sống trên đời, thường sống trong mệt mỏi, khó tránh khỏi phải gặp những thăng trầm, khổ đau. Bởi vì chúng ta là phàm nhân, chúng ta có đắng, cay, chua, ngọt của đời thường, đương nhiên cũng không tránh khỏi những phiền não, bi thương của đời thường. Đắng cũng tốt, ngọt cũng tốt, sự tình trên đời thường không như ý mình, ai có thể khăng khăng cải biến?

Chân lý của cuộc sống, kỳ thực là ẩn giấu trong những điều bình dị, tầm thường. (Ảnh qua Mykara)

Học cách nhìn vấn đề theo một góc độ khác, cải biến tâm thái của mình, phó xuất nhiều hơn một chút, đòi hỏi ít hơn một chút, điềm đạm hơn một chút, có lẽ cuộc sống sẽ trở nên thoải mái hơn vài phần.

Đức Phật nói: “Nếu một người không cảm thụ được nỗi khổ, thì anh ta sẽ không dễ dàng đồng cảm cho người khác. Muốn học cứu khổ cứu nạn, trước hết cần phải chịu khổ chịu nạn.”

Cuộc sống vốn là một hành trình gian nan vất vả, là một loại rèn luyện tinh thần. Dũng cảm đối diện với hiện thực mới có thể vượt qua chính nó, trong vấp ngã mà vươn lên, trong nước mắt mà mỉm cười, trong thống khổ mà trải nghiệm hạnh phúc, trong bất hạnh trải nghiệm niềm vui, học được cách thản nhiên tiếp nhận, học được cách cúi đầu suy nghĩ, cuộc đời của bạn có lẽ hiển lộ ra càng nhiều những ưu việt.

Thiện ngộ về tình yêu

Cuộc sống, chính là quá trình đi tìm kiếm tình yêu, mỗi người đều mong muốn tìm được bốn người: Đầu tiên là bản thân, thứ hai là người mình yêu nhất; thứ ba là người yêu mình nhất; cuối cùng, là người sống chung với bạn cả đời.

Yêu và được yêu là một loại cảm giác, trên bước đường của sinh mệnh, duyên và nợ ai cũng nói không rõ, có người có duyên nhưng không nợ, có người có nợ nhưng lại vô duyên.

Không ai thoát khỏi một kiếp hồng trần, vì vậy, thế giới này mới có nam si nữ oán, mới đong đầy vui buồn hợp tan.

Lúc duyên đến, phải học được quý trọng, lúc duyên đi, phải học được buông tay, chỉ có như vậy, mới cho người một lần thay đổi, mới cho mình càng nhiều cơ hội để lựa chọn.

Chớ để nước mắt che mất tầm nhìn, chớ để cừu hận thiêu đốt tâm can. “Cuộc đời một người ít nhất có một lần vì người khác mà quên mình, không cầu kết quả, chẳng mong đi cùng, không cầu sở hữu, thậm chí không cầu người đó phải yêu mình, chỉ cầu trong thời điểm đẹp nhất của đời người, có thể gặp được người ấy.”

Dù là kiếp trước hay kiếp này, đã yêu qua thì không hối hận, để có được một ngày, khi bạn và người yêu gặp lại một lần nữa, có thể nhẹ lòng chào một câu: “A, em cũng ở đây à!”

Tuệ Tâm (Theo Kannewyork)

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x