Cựu nhà báo lên tiếng chỉ trích cảnh sát Hồng Kông mới là côn đồ

23/07/19, 15:47 Trung Quốc

Ngày 21/7, khoảng 430.000 người Hồng Kông tiếp tục xuống đường diễu hành phản đối “Luật dẫn độ”. Trong lần diễu hành này, một số người đã bị thương, bao gồm cả những người hoạt động trong giới truyền thông.

Côn đồ áo trắng tấn công người tham gia diễu hành và người dân

Tối ngày 21/7, tại khu vực Yuen Long, một nhóm côn đồ mặc áo trắng đã tấn công người diễu hành phản đối dự luật dẫn độ đang đợi lên tàu trở về nhà, ngay cả người dân bình thường cũng bị tấn công, hành động bạo lực này đã bị các giới ở Hồng Kông chỉ trích mạnh mẽ. 

Có ít nhất 36 người bị thương trong vụ bạo lực tại nhà ga đường sắt đô thị Yeun Long của Hong Kong, diễn ra vào khuya 21/7.
Có ít nhất 36 người bị thương trong vụ bạo lực tại nhà ga đường sắt đô thị Yeun Long của Hong Kong, diễn ra vào khuya 21/7. (Ảnh: Wikipedia)

Một số kênh truyền thông tại Hồng Kông cho biết, nhiều dấu hiệu cho thấy, cảnh sát và xã hội đen có liên quan với nhau. Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền, tổ chức đã phát động cuộc diễu hành lần này cho rằng, “cơ quan có sức mạnh đã sử dụng đến thế lực đen tối”, tấn công người tham gia đấu tranh, tổ chức này cũng kêu gọi người dân Hồng Kông cùng đoàn kết lại. 

Tuyên bố thể hiện sự bất mãn đối với cách xử lý của cảnh sát Hồng Kông. Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền cho biết, cảnh sát chấp pháp tại Yuen Long đã dung túng cho côn đồ tấn công phóng viên của The Stand News và người dân, một mặt “tại khu Sheung Wan lại dùng lựu đạn hơi cay để tấn công người diễu hành biểu tình trong tình huống không cần thiết”. 

Bà Thái Vịnh Mai, một nhân viên có thâm niên trong giới truyền thông ở Hồng Kông và cựu biên tập viên của tạp chí “Khai Phóng” (Open Magazine) đã đích thân trải nghiệm một màn nguy hiểm trong lần diễu hành này.

Bà nói với phóng viên của Thời báo Epoch Times rằng, kháng nghị hòa bình của người dân Hồng Kông theo dự tính ban đầu sẽ kết thúc vào 11 giờ tối, nhưng sau 8 giờ rưỡi tối, cảnh sát đã bắt đầu giải tán xua đuổi họ.

Bà nói rằng, người dân Hồng Kông ngồi ở đó vốn không có vấn đề gì, và đây cũng là tụ tập hợp pháp, nhưng lại bị cảnh sát rượt đuổi. “Khi đó mấy nghìn người chúng tôi đã thành một mớ hỗn loạn ở nơi đó, khi đó ánh đèn lại tối, thử hỏi hỗn loạn này, biến động này là gì, là ai đã gây nên tình cảnh này? Chính là đám cảnh sát”.

Thái Vịnh Mai: Một số cảnh sát là “côn đồ”

Bà Thái Vịnh Mai cho hay, trong phong trào phản đối “Luật dẫn độ” kéo dài hơn một tháng, cảnh sát Hồng Kông đã sử dụng vũ lực quá mức và vượt quá quyền hạn của cảnh sát. “Họ mới đúng là đám côn đồ!”, bà Thái Vịnh Mai bày tỏ.

Bà cho rằng tình hình ở Hồng Kông leo thang đến bước này, trước hết là bởi chính phủ Hồng Kông đã phạm phải sai lầm, đó là sửa đổi “Sắc lệnh dẫn độ”, mở ra một lỗ hổng lớn giữa nền pháp trị Hồng Kông vốn không chút ăn khớp nào với nền pháp trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). 

Điều này không chỉ vi phạm hệ thống tư pháp độc lập của Hồng Kông, mà còn đe dọa lối sống tự do của người dân Hồng Kông. Do đó, những sửa đổi đó đã vấp phải kháng nghị trên quy mô lớn của người dân Hồng Kông. 

Chỉ tính riêng những cuộc diễu hành và tập trung kháng nghị quy mô lớn đã có đến mấy vụ, bao gồm: cuộc diễu hành vào ngày 31/3 với 12 nghìn người tham gia; cuộc diễu hành quy mô vào ngày 28/4 với 130 nghìn người tham gia; cuộc diễu hàng quy mô “phản đối Luật dẫn độ” với 1,03 triệu người Hồng Kông xuống đường tham gia.

Ngày 21/7, khoảng 430.000 người Hồng Kông tiếp tục xuống đường diễu hành phản đối "Luật dẫn độ"
Ngày 21/7, khoảng 430.000 người Hồng Kông tiếp tục xuống đường diễu hành phản đối “Luật dẫn độ”. (Ảnh: Epoch Times)

Tiếp đó là buổi tập trung kháng nghị phản đối “Luật dẫn độ” vào ngày 12/6 với hơn 100 nghìn người tham gia; cuộc diễu hành ngày 16/6 với khoảng 2 triệu người; diễu hành ngày 1/7 với 550 nghìn người; diễu hành ngày 7/7 với 230 nghìn người; diễu hành ngày 14/7 với 115 nghìn người; và một cuộc diễu hành ngày 21/7 với 430 nghìn người.

Bà Thái Vịnh Mai chia sẻ: “Kể từ sau thất bại của ‘Phong trào ô dù’, người dân Hồng Kông đã ức chế rất ghê gớm, cứ mãi ức chế ức chế, cho đến một lúc nào đó sẽ nổ tung ra. Chính phủ Hồng Kông hoàn toàn không ngờ được rằng, ngay trong lần đầu tiên số người diễu hành phản đối ‘Luật dẫn độ’ đã lên đến con số 1,3 triệu người”.

Vào ngày 12/6, những người trẻ tuổi Hồng Kông đã bao vây Hội đồng Lập pháp và xông vào Tòa nhà Hội đồng Lập pháp. Những người biểu tình sau đó đã bị cảnh sát giải tán.

Bà Thái Vịnh Mai nói rằng chính phủ Hồng Kông phạm sai lầm lại không bị truy cứu trách nhiệm, cũng không gánh nhận trách nhiệm, cũng không bãi bỏ “Luật dẫn độ”, mới khiến tình hình ở Hồng Kông ngày càng xấu đi. Đặc biệt, cuộc xung đột vào ngày 12/6 vốn không nghiêm trọng lắm, nhưng lại bị chính quyền Hồng Kông quy chụp là “bạo loạn”, đã bắt rất nhiều người, rồi khởi tố những người bị bắt.

Cuộc diễu hành đại quy mô vào ngày 16/6 đã phá vỡ kỷ lục về số người tham gia diễu hành từ trước đến nay trong lịch sử Hồng Kông. Nhiều người trước đó không bước ra cũng đã xuống đường diễu hành. Đến ngày 1/7, các cuộc xung đột giữa cảnh sát và người dân đã leo thang.

Cuộc diễu hành ngày 14/7 lần nữa phát sinh xung đột ở Sha Tin. Trưởng đặc khu Hồng Kông Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) sau đó nói rằng những người biểu tình là “côn đồ” và bày tỏ sự ủng hộ với cảnh sát.

Về vấn đề này, bà Thái bày tỏ, những người trẻ tuổi ở Hồng Kông hành vi tuy có phần kích động, nhưng họ không phải là những kẻ côn đồ. 

“Những kẻ côn đồ chính là ở phía cảnh sát, không phải vì họ mặc đồng phục cảnh sát mà muốn làm gì thì làm. Nếu họ vượt quá quyền hạn của cảnh sát, sau đó có hành vi bạo lực, thế thì họ cũng là những tên côn đồ”.

Bà nói rằng, chính cảnh sát đã sử dụng bạo lực quá mức, khiến những người trẻ tuổi phải kháng cự. Bà đưa ra sự việc một thanh niên cắn ngón tay của một viên cảnh sát. Từ bức hình có thể thấy, ngón tay của viên cảnh sát chính là muốn chọc vào mắt chàng trai. Chàng trai đã cắn ngón tay của cảnh sát trong tình huống rất nguy hiểm này là một hành vi tự vệ theo bản năng. 

Nhóm người mặc áo trắng tấn công người dân tối ngày 21/7 nhưng cảnh sát không có hành động gì. (Ảnh từ Facebook)

“Anh ta đã phản ứng trong trường hợp bị đối phương bạo lực, vì vậy nếu chính quyền muốn xác định đây là một đám côn đồ, thì cũng có những đám côn đồ khác bên phía cảnh sát”.

Bà còn đưa ra một ví dụ khác chứng minh những người trẻ tuổi biểu tình ở Hồng Kông “không phải là những kẻ côn đồ”.

“Xung đột ở Sha Tin, các trung tâm mua sắm ở nơi đó đều là cửa kính nhưng không có cửa kính nào bị vỡ. Trong các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình, thì chính cảnh sát đã làm bị thương những người vô tội, trong khi những người biểu tình này lại không làm hại bất kỳ người nào. Vì vậy, điều này rất rõ ràng, bạn làm sao có thể nói những người này là côn đồ được?”.

Bà nói rằng những người trẻ này rất cân nhắc, không làm hỏng tài sản cá nhân của ai, cũng không tạo nên sự phá loại, và sau khi cuộc xung đột kết thúc, họ còn dọn dẹp sạch sẽ hiện trường. 

“Ngày hôm sau, hiện trường sạch sẽ như cũ. Mọi người cũng đã chứng kiến các vụ việc xung đột bạo lực trên toàn thế giới. Thử hỏi có sự kiện nào mà hiện trường được nhóm người biểu tình dọn dẹp sạch sẽ đến vậy?”

Làm thế nào để Hồng Kông thoát khỏi cục diện rối ren?

Bà Thái Vịnh Mai cho rằng Hồng Kông nếu muốn thoát khỏi cục diện rối ren trước mắt, vấn đề không nằm ở chỗ bà Carrie Lam có từ chức hay không, bởi nếu bà Lam từ chức rồi đổi sang một người khác thì cũng là “bà Lam” thứ hai, đều là con rối của chính quyền ĐCSTQ.

“Điều quan trọng là, nếu chính phủ muốn mâu thuẫn lắng dịu xuống, thì hãy đặc xá, không truy tố tất cả thanh niên đã bị bắt giữ. Trừ những tội phạm hình sự cá biệt, những tên xã hội đen cố tình bước ra gây rối, trừ những thành phần đó ra thì toàn bộ công dân đều đặc xá hết”.

Bà nói rằng “Phong trào hoa hướng dương” ở Đài Loan chính là một ví dụ điển hình. Nếu bạn muốn xã hội ổn định và làm dịu đi những bất bình của người dân, thì điều duy nhất phải làm bây giờ là xá miễn cho tất cả những người trẻ tuổi tham gia biểu tình, bởi ‘Luật dẫn độ’ trên cơ bản đã bị hủy bỏ rồi.

Thiện Ân (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

x