Duyên phận vợ chồng, trong mệnh tất đã có định số

21/11/19, 10:01 Đọc & Suy ngẫm

Thời xưa, vợ chồng với nhau đều có thể hết lòng tuân thủ hôn ước. Nguyên nhân là vì, họ tin tưởng rằng vợ chồng chính là duyên phận đã được định trước ở trong mệnh.

Đời người tựa như lữ khách trên một chuyến tàu, với vô số trạm dừng ở trên đường, rất ít ai có thể đi cùng bạn từ đầu đến cuối, bao gồm cả thân nhân, bạn bè, người yêu.

Duyên phận vợ chồng, trong mệnh tất đã có định số
Vợ chồng là duyên phận, là đã được định trước ở trong mệnh. (Ảnh: Soundofhope)

Bạn sẽ thấy rằng, người đến kẻ đi, người lên kẻ xuống, nếu như may mắn, sẽ có người đi cùng bạn một đoạn. Nhưng khi họ phải xuống xe, dù cho không nỡ, cũng phải vẫy tay nói lời tạm biệt, và ở trạm tiếp theo, sẽ có một người khác cùng bạn tiếp tục hành trình…

1. Cà phê đắng hay ngọt, không nằm ở chỗ khuấy như thế nào, mà là ở chỗ có bỏ đường hay không. Một nỗi đau, không phải là cần quên như thế nào, mà là phải có dũng khí làm lại từ đầu.

2. Một người đồng thời đuổi bắt hai con thỏ, thì một con cũng không bắt được. Đừng nên cái gì cũng muốn, đừng thử những cái không biết, đừng dự định những điều không thể, hãy làm những gì trong khả năng của mình.

3. Mỗi người đều là quả táo được Thượng đế cắn một miếng, đều sẽ có chỗ khiếm khuyết! Có người chỗ thiếu khuyết lớn, đó là bởi vì Thượng đế đặc biệt yêu thích mùi hương của họ!

4. Cùng một chai nước, ở trong cửa hàng giá rẻ bán 10 ngàn, ở khách sạn năm sao thì lại bán 30 ngàn. Nhiều khi, giá trị một người được quyết định bởi vị trí của họ.

Duyên phận vợ chồng, trong mệnh tất đã có định số - ảnh 2
Giữa người với người chính là phải nói đến 2 chữ “duyên phận”, có duyên gặp nhau thì cần trân quý. (Ảnh: Talonjapan)

5. Tình cảm giữa hai người tựa như dệt một chiếc áo len, phải tỉ mỉ từng mũi kim sợi chỉ, qua thời gian lâu mới xong, nhưng lúc gỡ bỏ lại chỉ cần kéo nhẹ một cái là xong.

6. Hôn nhân không phải 1+1=2, mà là 0,5+0,5=1. Tức hai người lột bỏ một nửa tính cách và khuyết điểm của mình, sau đó hợp lại với nhau thì mới nguyên vẹn.

7. Đề thi cả đời luôn có bốn đề mục chung là: Học tập, sự nghiệp, hôn nhân và gia đình. Điểm trung bình cao thì mới đạt tiêu chuẩn, không cần thiết tiêu hao quá nhiều thời gian và tinh lực cho một đề mục nào đó.

8. Cuộc đời nói dài thì rất dài, nói ngắn rất ngắn! Hãy trân quý những khoảng thời gian ở bên bạn bè, người thân, bởi vì một khi khoảnh khắc đó qua rồi sẽ không quay trở lại nữa!

9. Cảm ơn ông trời, cảm ơn cha mẹ, cảm ơn anh chị em! Quý trọng người bên cạnh, bởi vì đời này tương ngộ, kiếp sau không nhất định gặp lại.

Lê Hiếu biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

x