Evergrande – Đại gia bất động sản Trung Quốc gây hoang mang vì khoản nợ 120 tỷ USD

29/09/20, 16:31 Trung Quốc

Evergrande – công ty bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc tính theo doanh số đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lòng tin khi giá cổ phiếu của công ty này lao xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5 vì thông tin thiếu tiền mặt.

Evergrande - Đại gia bất động sản Trung Quốc gây hoang mang vì khoản nợ 120 tỷ USD (ảnh 1)
Tập đoàn phát triển BĐS lớn nhất là Evergrande vừa đệ đơn xin trợ giúp của Chính phủ vì chuẩn bị mất khả năng thanh toán. Khủng hoảng hệ thống ngân hàng và BĐS có thể nổ ra từ những vụ việc như thế này (Ảnh qua Ejinsight)

Evergrande hiện đang sở hữu khối tài sản trị giá 2,3 nghìn tỷ nhân dân tệ (337 tỷ USD), là một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc.

Cuối tuần trước, một đợt bán tháo cổ phiếu và trái phiếu của Evergrande bất ngờ diễn ra, sau khi một báo cáo của công ty bị rò rỉ.

Tài liệu cho thấy Evergrande đã yêu cầu chính quyền địa phương hỗ trợ kế hoạch niêm yết cửa hậu (việc một công ty không niêm yết trở thành công ty niêm yết do hệ quả của việc thâu tóm quyền kiểm soát công ty niêm yết) ở Thâm Quyến trước ngày 31/1, nếu không họ sẽ cần hoàn trả hơn 130 tỷ nhân dân tệ (19,05 tỷ USD) đã huy động được để niêm yết, điều này sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của họ.

Evergrande trở thành tập đoàn mắc nợ nhiều nhất thế giới

Theo Bloomberg, Evergrande đang là nhà bất động sản nợ nhiều nhất thế giới với giá trị hơn 120 tỷ USD. Sau thông tin về sức khỏe tài chính của Công ty, ít nhất năm ngân hàng Trung Quốc và hai công ty tín thác đã tổ chức các cuộc họp khẩn cấp vào tối thứ Năm (ngày 24/9) để thảo luận các vấn đề của Evergrande và khả năng tiếp cận tài sản thế chấp. Trong số đó có Tập đoàn Ngân hàng Trung Quốc Minsheng, với số tiền tiếp xúc với Evergrande vượt quá 29 tỷ nhân dân tệ. Ngân hàng Minsheng từ chối bình luận.

Ít nhất hai trong số các ngân hàng đã tổ chức các cuộc họp về Evergrande đã quyết định cấm công ty rút các hạn mức tín dụng không sử dụng. Công ty BĐS này có hạn mức tín dụng là 503 tỷ nhân dân tệ tính đến ngày 30/6, trong đó có 302 tỷ nhân dân tệ chưa được sử dụng.

“Bất kể tính xác thực của bức thư, chúng tôi nghĩ rằng tình hình có thể có tác động tiêu cực kéo dài. Nó làm tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư và ngân hàng khác nhau và do đó làm tăng khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn và tái cấp vốn”, theo các nhà phân tích tín dụng tại Citigroup Inc. là Manjesh Verma và Stella Li viết trong một báo cáo.

Trước những thông tin này, Evergrande cho biết trong một tuyên bố rằng, những tin đồn và tài liệu lan truyền trực tuyến là “bịa đặt” và “hoàn toàn là phỉ báng”, tuy nhiên họ đã không bình luận trực tiếp về việc liệu điều này có cảnh báo các quan chức về khả năng khủng hoảng tiền mặt hay không.

Công ty BĐS này do tỷ phú Hui Ka Yan kiểm soát, họ cho biết đã tạo ra 400 tỷ nhân dân tệ từ việc bán dự án trong 8 tháng đầu năm nay và duy trì hoạt động lành mạnh. Một nguồn tin cho biết Evergrande đã giành được sự chấp thuận của sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông để tách đơn vị quản lý tài sản của mình ra, mở đường cho việc huy động vốn cần thiết.

Tuy nhiên, điều đó không làm bình ổn tâm lý nhà đầu tư khi cổ phiếu của Evergrande giảm 9,5% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020 khi đóng cửa giao dịch tại Hồng Kông.

Nỗi lo lớn nhất trong ngắn hạn của thị trường liên quan đến một thỏa thuận mà Evergrande đã ký với một số nhà đầu tư lớn nhất của mình. Evergrande cho họ quyền đòi lại tiền nếu công ty không giành được sự chấp thuận niêm yết cửa hậu trên sàn chứng khoán Thâm Quyến vào ngày 31/1.

Khoản hoàn trả có thể lên tới 130 tỷ nhân dân tệ (19 tỷ USD), tương đương khoảng 92% tiền và các khoản tương đương tiền của Evergrande. Ít nhất một trong những nhà đầu tư đã báo hiệu rằng họ sẽ không muốn gia hạn thời hạn.

Cách đây 1 tháng, chính quyền ĐCSTQ đã đề xuất 3 quy định đối với các nhà phát triển bất động sản lớn, bao gồm tỷ lệ trần nợ tính trên tài sản, tỷ lệ nợ tính trên vốn chủ sở hữu và nợ ngắn hạn. Nếu vi phạm 3 điều này, các công ty bất động sản bị cấm vay mượn/huy động thêm vốn.

Evergande là một trong những doanh nghiệp vi phạm cả 3 tiêu chuẩn.

Theo số liệu của Gavekal Dragonomics, trong số 334 nhà phát triển bất động sản phải tuân thủ quy định mới, chỉ có 50 doanh nghiệp, chiếm khoảng 36% tổng nợ của cả ngành công nghiệp này, vi phạm cả 3 tiêu chuẩn mới.

Tương tự, trong số 18 doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Trung Quốc được Bloomberg Intelligence theo dõi, 11 doanh nghiệp vẫn trong vùng an toàn và có thể vay nợ thêm khoảng 10 – 15% mỗi năm.

Điều này đồng nghĩa với việc, nếu Evergrande lung lay, các nhà phát triển bất động sản lớn khác có thể tham gia vào và mua lại tài sản.

Gánh nặng nợ đến hạn

Evergrande từ lâu đã được coi là điển hình cho các công ty có đòn bẩy tài chính cao ở Trung Quốc, nơi nợ công ty đã tăng lên mức kỷ lục 205% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2019 và có khả năng còn tăng cao hơn nữa trong năm nay khi các công ty tăng cường vay nợ để vượt qua đại dịch.

Evergrande đã khai thác các ngân hàng, công ty cho vay chợ đen và thị trường trái phiếu trong những năm gần đây để mở rộng ra ngoài ngành bất động sản sang các lĩnh vực kinh doanh từ ô tô điện đến bệnh viện và công viên giải trí – những lĩnh vực phù hợp với ưu tiên chính sách của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Câu hỏi lớn nhất với các nhà đầu tư hiện nay là liệu chính quyền Trung Quốc có can thiệp để hỗ trợ Evergrande nếu công ty này không thể trả nợ. Tổng nợ của Evergrande tăng 4% trong nửa đầu năm 2020 lên 835 tỷ NDT (122,2 tỷ USD). Nợ ngắn hạn của Evergrande cao gấp ba lần số tiền mặt, tài sản tương đương tiền mặt và đầu tư ngắn hạn của hãng.

Evergrande đã tuyên bố sẽ tăng doanh số bán hàng như một phần trong nỗ lực đáp ứng mục tiêu xóa nợ tích cực – cắt giảm khoản vay khoảng 150 tỷ nhân dân tệ mỗi năm từ năm 2020 đến năm 2022, hoặc khoảng một nửa số nợ hiện tại.

Dù vậy, cho đến nay công ty vẫn không đạt được cam kết. Tổng nợ của Evergrande tăng 4% trong nửa đầu năm lên 835 tỷ nhân dân tệ, trong khi nợ ngắn hạn gần như gấp ba lần các khoản tương đương và các khoản đầu tư ngắn hạn cộng lại.

Minh Huy (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

x