Giảm áp lực thi cử cho học sinh, các nước trên thế giới đã làm gì?

14/04/18, 11:26 Cuộc sống

Cứ đến cận kề kì thi, nhất là mùa thi Đại Học. Không khó để nghe hay chứng kiến những gương mặt phờ phạc, hốc hác của các em học sinh. Dường như các em không được ngủ đủ giấc cũng như thoải mái về tinh thần. Nguyên nhân chính do áp lực từ phía gia đình và trường học đã đặt kì vọng và sức ép quá lớn cho các em.

Áp lực từ những đợt thi cử.

Mới đây, một nam sinh trường Nguyễn Khuyến Sài Gòn tự sát vì áp lực phải đứng đầu khối.

Đầu tháng 1/2018, một nữ sinh ở Hà Tĩnh đã tự tử vì kết quả học tập giảm sút, không đạt được kết quả như kỳ vọng của bố mẹ và thầy cô.

Tháng 9/2017, vì bị 3 điểm môn tiếng Anh kỳ thi đầu vào, một học sinh lớp 9 ở TP. HCM đã bị trầm cảm kéo dài và nhảy từ lầu 7 chung cư xuống đất tử vong.

Đọc những dòng ấy, ngực tôi như bị bóp chặt. Đau bởi các em còn trẻ quá và buồn vì có lỗi rất nhiều của người lớn, sốc với lý do không muốn sống lẽ ra ngăn chặn được.

Áp lực học hành đè nặng lên các em học sinh khiến các em nhiều khi quá mệt mỏi.

Trên mạng vẫn còn lan truyền bức thư tuyệt mệnh của nữ sinh ở Bình Dương tự tử 3 năm trước. Tôi ngậm ngùi và cả xót xa khi xem lại những dòng này:

“Con xin lỗi vì đã không hoàn thành được ước mơ của bố mẹ, làm bố mẹ thất vọng. Nhưng con đã trót rồi, con cũng có ước mơ, bố mẹ biết không con cũng từng mơ rằng con sẽ được học trường công an, ước rằng được mặc bộ quân phục ấy dù chỉ một lần.

Nhưng con biết thực lực của con đến đâu. Con học không giỏi từ nhỏ chắc bố mẹ đã biết. Nhưng con vẫn luôn nghĩ rằng phải cố gắng lên nếu không sẽ phụ bố mẹ, làm bố mẹ buồn.

……

Con luôn suy nghĩ rằng phải đậu trường công an hay y cho bố mẹ vui lòng nhưng con thực sự rất mệt, con mệt lắm, con buông xuôi tất cả…”.

Thật ra những điều tương tự, tôi cũng từng nghe mấy người bạn tâm sự. Hai tuần trước, tôi có nghe một người chị vừa sụt sùi vừa kể:

“Con gái chị, đứa lớn đang học lớp 12 đột nhiên ngất ngay bữa cơm. Cả gia đình nháo nhào đưa vô viện. Thì ra cháu kiệt sức vì học từ sáng đến tối, từ tối đến đêm, quần quật cả tuần mắt thâm quầng và người đờ đẫn. Cháu bảo cô chủ nhiệm nói rằng lớp con là lớp chọn nếu em nào năm nay không đậu sẽ là nỗi nhục của lớp!”. Chị bảo từ đó, chị chọn con hơn là những điểm số.

Trong những ngày Sài Gòn như đổ lửa này, không khó bắt gặp những đứa trẻ bơ phờ ngược xuôi học rồi học, ăn vội ổ bánh mì trên đường chạy show đến lớp học thêm. Hình như các em không phải học cho mình mà chiều lòng ba mẹ, e sợ những dọa nạt và cả đòn roi. Tôi ít gặp những hứng thú vui vẻ trên những khuôn mặt ngái ngủ và đôi khi thất thần ấy.

Hình như các em không phải học cho mình mà chiều lòng ba mẹ, e sợ những dọa nạt và cả đòn roi.

Có lần tôi giật mình đọc dòng trạng thái của một đứa trẻ: “Mệt mỏi quá, nằm mơ cũng thấy chữ chạy trong đầu, nhìn thấy bài vở là ngán đến tận cổ!”. Tôi chợt nhớ, mình và đồng nghiệp chỉ 8 tiếng công sở mà tối về có khi không muốn ăn, còn các em học từ 7h30 đến 23h mới nằm vật ra ngủ và cứ thế hết ngày này sang ngày khác…

Dường như, trò chuyện lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn của con trẻ, trăn trở của tuổi mới lớn đang là trở ngại với nhiều cha mẹ. Có vẻ như người lớn chỉ có mệnh lệnh phải học, điểm phải cao và thi phải tốt. Còn lại bất chấp con cái sẽ chống chọi ra sao mặc cho sức học từng đứa cao thấp khác nhau thế nào.

Tôi từng được một cô giáo đọc cho nghe lá thư của học trò trong đó có đoạn: “Thưa cô, thưa ba mẹ! Con đã ráng lắm rồi nhưng sức con không thể thi đậu Y dược… Học đêm học ngày thế này chỉ để cho ba mẹ vui, che mắt mọi người thôi chứ con học không nổi. Con mệt mỏi và chán lắm rồi mẹ ơi!”.

Biết rằng các em cũng cần phải có nghị lực, cuộc sống ở đâu cũng nên có áp lực để đi đến thành công. Nhưng đâu phải em nào cũng là nhân tài hay người dẫn dắt thế giới, có bé giỏi bé dở, hay cái này và không thích cái kia… Vì thế hãy lắng nghe thay vì áp đặt các con, chia sẻ với chúng thay vì bắt buộc bởi cuối cùng thì cha mẹ nào cũng cần con hơn là một đứa bé “ngộ chữ”, yêu con hơn những bảng vàng có khi chỉ là khoảnh khắc trong đời.

Tôi muốn khẳng định lại, các em không phải ai cũng là thần đồng! Điểm 10 có chăng cũng chỉ là một quãng nhỏ trong cả cuộc đời. Tôi nghĩ ngoài sách vở và bốn bức tường phòng học, các em cần những ồn ào ngoài đời hay vui đùa tuổi thơ. Tôi tin các em cũng mong muốn, cuộc sống không phải chỉ có học và học.

Điểm cao cũng như tiền nhiều, tuy cần nhưng đó không phải là mục đích sống mà ai cũng phải hướng tới. Nên tôn trọng cuộc sống ngoài quyển vở của các em. Đừng để các em thấy học là đày đọa và những năm tháng học hành là khổ sai.

Đừng khiến các em nghĩ rằng đang học cho cha mẹ hay chiều lòng gia đình, dày bảng thành tích của trường lớp. Một khi các em thấy niềm vui khi cắp sách đến trường và nhận ra rằng học cho tương lai của mình thì mong mỏi cùng hy vọng của phụ huynh mới có thể thành hiện thực. Suy cho cùng, làm bất cứ điều gì ép buộc hay áp đặt có bao giờ đem đến niềm vui, nhất là với trẻ thơ.

Có lẽ bức thư của một hiệu trưởng ở Singapore là điều các bậc phụ huynh cần suy ngẫm, nhất là khi kỳ thi cuối năm học đang tới.

“…Nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó thật là tuyệt vời. Nhưng nếu con không thể, xin đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con.

Hãy nói với con rằng: ổn thôi mà, đó chỉ là một kỳ thi. Con được sinh ra trên đời cho những điều lớn lao nhiều hơn thế.

Hãy nói với con rằng, dù điểm số của con là bao nhiêu, cha mẹ vẫn yêu con và không hề phán xét.

Xin hãy làm như vậy, và nếu các vị thực hiện điều đó, hãy chờ xem con mình chinh phục thế giới. Một kỳ thi hay một điểm số kém sẽ không thể gạt bỏ đi những ước mơ và tài năng bên trong của các con.

Và, làm ơn đừng nghĩ rằng chỉ có kỹ sư hay bác sĩ mới là những người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này”.

Các nước trên thế giới đang giúp học sinh giảm áp lực học hành như thế nào?

Ở nhiều nước trên thế giới, việc giảng dạy thường mang tính chất một chiều. Học sinh chấp nhận tuyệt đối những kiến thức từ thầy cô và giáo trình mà không hề thắc mắc.

Học sinh ít được tìm tòi, phát biểu ý kiến và khám phá những gì hợp với sở thích cá nhân. Điều này dẫn đến việc áp lực thi cử đề nặng lên học sinh, sinh viên.

Ở nhiều nơi đặc biệt là các nước Đông Á, do áp lực thi cử quá nặng nề, chính phủ các nước đã phải đề ra một số quy định đặc biệt nhằm giảm tải thời lượng lên lớp, tránh tình trạng trầm cảm và tự tự trong học sinh, sinh viên đang ngày càng tăng cao.

Bỏ dần thi cử, điểm số không phải thứ quan trọng nhất: Các nước trên thế giới đang giúp học sinh giảm áp lực học hành như thế nào? - Ảnh 1.
Nhiều quốc gia không cho điểm học sinh mà chỉ ghi lời nhận xét, đồng thời gộp và bỏ bớt các kì thi không cần thiết.

Nhiều quốc gia không cho điểm học sinh mà chỉ ghi lời nhận xét, đồng thời gộp và bỏ bớt các kì thi không cần thiết.

Một trong số đó là giảm bớt các kỳ thi ở các bậc học, các bài kiểm tra định kỳ chỉ dùng để kiểm chứng học sinh, không được dùng để so sánh cao thấp.

Nhiều nơi không cho điểm học sinh mà chỉ ghi lời nhận xét, đồng thời gộp và bỏ bớt các kì thi không cần thiết.

Việc này giúp giảm áp lực rất nhiều cho học sinh, sinh viên và nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhiều thành phần xã hội.

Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp ở phần nổi. Khi mà áp lực học tập chỉ tạo ra sự ganh đua khép kín mà không tạo ra những giá trị khác thì điều đó cần phải suy xét lại.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu thử nghiệm những thay đổi trong nền giáo dục ở nước mình. Hãy cùng điểm qua xem các nền giáo dục lớn trên thế giới đã làm những gì nhé!

Suốt 12 năm đến trường, học sinh Phần Lan chỉ phải tham dự đúng một kỳ thi

Giáo dục ở Phần Lan hoàn toàn miễn phí và không có các cuộc thi nhằm phân loại học sinh.

Giáo sư Pasi Sahlberg, công tác tại Bộ giáo dục và văn hóa Phần Lan cho hay: “Chúng tôi dạy các em phương pháp tự học chứ không phải dạy cách vượt qua một kì thi”.

“Chúng tôi không tin vào thi cử, không nghĩ rằng tổ chức một kỳ thi thống nhất là việc tốt. 12 năm học đầu tiên trong đời học sinh chỉ có một kỳ thi duy nhất vào lúc các em đã ở độ tuổi 18-19, đó là kỳ thi trước khi vào đại học.

Nhờ thế, thầy và trò có nhiều thời gian để dạy và học những gì họ ưa thích. Các thầy cô của chúng tôi tuyệt đối không giảng dạy vì thi cử, học sinh cũng tuyệt đối không học vì thi cử.

Trường học của chúng tôi sẽ phải là điểm đến ưa thích của các em học sinh.

Ưu điểm của chế độ học tập ở Phần Lan là ươm trồng tinh thần hợp tác chứ không phải là tinh thần cạnh tranh. Chúng tôi không lo học sinh sau này sẽ cảm thấy sợ hãi khi bước vào xã hội”.

Bỏ dần thi cử, điểm số không phải thứ quan trọng nhất: Các nước trên thế giới đang giúp học sinh giảm áp lực học hành như thế nào? - Ảnh 2.
Giáo dục ở Phần Lan hoàn toàn miễn phí và không có các cuộc thi nhằm phân loại học sinh.

Nhật Bản: Các bài đánh giá năng lực học sinh rất đơn giản và thường có gợi ý của giáo viên

Giáo dục Nhật Bản hướng đến tính tự lập cho học sinh, mỗi học sinh có thể tự chủ trong học tập và không ỷ lại vào xung quanh.

Giáo dục Nhật Bản nhấn mạnh “học sinh là trung tâm” và tâm niệm rằng, rèn luyện một người trước hết là phải rèn luyện tâm hồn.

Học sinh Nhật Bản phải nắm được các quy tắc ứng xử và những giá trị đạo đức cá nhân từ rất sớm. Người Nhật tin rằng, với việc giáo dục đạo đức thì mỗi học sinh Nhật sẽ tự tìm được con đường học tập phù hợp cho bản thân.

Bỏ dần thi cử, điểm số không phải thứ quan trọng nhất: Các nước trên thế giới đang giúp học sinh giảm áp lực học hành như thế nào? - Ảnh 3.
Giáo dục Nhật Bản hướng đến tính tự lập cho học sinh, mỗi học sinh có thể tự chủ trong học tập và không ỷ lại vào xung quanh.

Giáo dục Nhật Bản hướng đến tính tự lập cho học sinh, mỗi học sinh có thể tự chủ trong học tập và không ỷ lại vào xung quanh.

Người Nhật cũng cho rằng, điểm số không phản ánh được khả năng thực sự của từng cá nhân và mỗi học sinh đều có cơ hội học tập trong môi trường bình đẳng.

Vì lý do đó nên Nhật chỉ có kì thi vào trung học và đại học.

Các bài kiểm tra đánh giá năng lực học sinh mỗi kì cuối cấp cũng đơn giản và thường kèm theo lời gợi ý của giáo viên. Giống như Phần Lan, giáo dục ở Nhật không gây áp lực thi cử cho học sinh.

Đức: Học tập để tìm một công việc phù hợp, không phải để hơn thua

Một trong những đặc điểm nổi bật của giáo dục Đức là tính bình đẳng giữa các học sinh.

Trong lớp học không có lớp trưởng, lớp phó hay tổ trưởng, tổ phó, mà chỉ có “phát ngôn viên” để chuyển thông điệp của thầy cô đến học sinh và ngược lại.

Bỏ dần thi cử, điểm số không phải thứ quan trọng nhất: Các nước trên thế giới đang giúp học sinh giảm áp lực học hành như thế nào? - Ảnh 4.
Điểm số ở Đức cũng không có sự phân hóa nhằm tránh tạo cảm giác phân biệt giữa các học sinh.

Trong lớp học ở Đức không có lớp trưởng, lớp phó hay tổ trưởng, tổ phó, mà chỉ có “phát ngôn viên” để chuyển thông điệp của thầy cô đến học sinh và ngược lại.

Điểm số ở Đức cũng không có sự phân hóa nhằm tránh tạo cảm giác phân biệt giữa các học sinh.

Ngoài ra, ở giáo dục Đức rất quan tâm đến tính trải nghiệm thực tế. Trong hoạt động thực tế, học sinh Đức sẽ được trải nghiệm những khóa học và kiến thức về nhiều ngành nghề đa dạng.

Qua đó, mỗi người sẽ dần hiểu và hình thành đam mê của mình. Đó là lý do vì sao hơn một nửa số học sinh ở Đức chọn con đường học nghề thay vì vào đại học.

Người Đức quan niệm rằng, không thể đánh giá nghề này cao quý hơn nghề kia. Vì thế, học tập là để tìm kiếm một công việc phù hợp chứ không phải để hơn thua.

Đó là lý do các chương trình đào tạo nghề của Đức được đánh giá cao trên toàn thế giới. Học sinh ở Đức được hướng nghiệp từ rất sớm và vì thế việc học được giảm tải và thay đổi để phù hợp với nhu cầu trên.

Mỹ: Bạn không cần giỏi nhưng bạn nên khác biệt

Nền giáo dục Mỹ hướng con người đến tự do để có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống đang biến động hàng ngày.

Chính vì điều này, chương trình học tại các trường ở Mỹ giàu tính trải nghiệm và có sự phân bố đồng đều giữa các môn học. Học sinh ở Mỹ cũng dành nhiều thời gian để tham gia các hoạt động và sự kiện xã hội.

Bỏ dần thi cử, điểm số không phải thứ quan trọng nhất: Các nước trên thế giới đang giúp học sinh giảm áp lực học hành như thế nào? - Ảnh 5.
Mỹ: Bạn không cần giỏi nhưng bạn nên khác biệt.

Nền giáo dục Mỹ hướng con người đến tự do để có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống đang biến động hàng ngày.

Do vậy, áp lực học tập ở Mỹ được giảm thiểu đáng kể. Học sinh tại quốc gia này luôn khao khát sáng tạo nên các cuộc thi như thế được khuyến khích rất cao, trong khi các cuộc thi truyền thống học thuật thì ít được coi trọng.

Các trường đại học của Mỹ khi tuyển sinh viên cũng đề cao tính sự sáng tạo của mỗi người. Câu nói phổ biến trong giới học sinh, sinh viên ở Mỹ là bạn không cần giỏi nhưng bạn cần khác biệt.

Trung Quốc: Giảm dần bài tập, tránh nhồi nhét kiến thức

Các trường học ở Trung Quốc đang làm mọi cách để giảm tải áp lực thi đại học ở Trung Quốc. Đầu tiên là thay đổi giờ học và giảm dần bài tập.

Bài tập về nhà được coi là áp lực nặng nề nhất đối với học sinh Trung Quốc, khi mà học sinh Trung Quốc cần trung bình 3 giờ mỗi ngày để hoàn thành bài tập về nhà. Một cách khác là phân bố lại môn học và các kì thi.

Giờ đây các kì thi ở Trung Quốc được phân bố đều hơn với nhiều lựa chọn môn thi hơn, tránh tình trạng nhồi nhét học và ôn thi một vài môn nhất định.

Bỏ dần thi cử, điểm số không phải thứ quan trọng nhất: Các nước trên thế giới đang giúp học sinh giảm áp lực học hành như thế nào? - Ảnh 6.
Giờ đây các kì thi ở Trung Quốc được phân bố đều hơn với nhiều lựa chọn môn thi hơn, tránh tình trạng nhồi nhét học và ôn thi một vài môn nhất định.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x