Hàng chục nhân viên y tế bị nhiễm bệnh, Ủy ban y tế TP Vũ Hán vẫn tuyên bố “chưa phát hiện”

16/03/20, 14:19 Trung Quốc

Các nhân viên y tế của bệnh viện Trung ương Vũ Hán đã tiết lộ với truyền thông, từ ngày 11 đến ngày 16/1, bệnh viện đã nhận được 26 báo cáo về các trường hợp nhân viên nghi ngờ bị nhiễm bệnh, nhưng Ủy ban Y tế thành phố vẫn tuyên bố với công chúng vào ngày 15/1 rằng “không phát hiện thấy nhân viên y tế nào bị nhiễm bệnh”.

Hàng chục nhân viên y tế bị nhiễm bệnh, Ủy ban y tế TP Vũ Hán vẫn tuyên bố “chưa phát hiện” (ảnh 1)
Bác sĩ Lý Văn Lượng, “Người thổi còi” của dịch viêm phổi Vũ Hán đã qua đời vì bị nhiễm dịch. (Ảnh: AP)

Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng – “người thổi còi” trong dịch viêm phổi Vũ Hán, từng khiến người dân Trung Quốc nghi ngờ về việc chính quyền đã che giấu dịch bệnh trong thời kỳ đầu, dẫn đến dịch bệnh bùng phát mạnh trên quy mô lớn, bệnh viện Trung ương Vũ Hán bỗng chốc trở thành tâm điểm của dư luận. Các nhân viên y tế và nhân viên của bệnh viện này cũng đã phải trả giá đắt trong trận đại dịch.

Theo truyền thông ở Trung Quốc, cho đến nay, bệnh viện Trung ương Vũ Hán, nơi có hơn 4.000 nhân viên thì đã có 4 bác sĩ hy sinh vì nhiệm vụ, 4 bác sĩ khác thì đang trong tình trạng nguy kịch và hơn 230 bác sĩ đã được chẩn đoán nhiễm viêm phổi Vũ Hán. Nhân viên y tế của bệnh viện có tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ tử vong cao nhất trong số tất cả các bệnh viện ở Vũ Hán.

Trả lời cuộc phỏng vấn gần đây của tờ Southern Weekly của truyền thông Đại lục, Dương Nhĩ – một bác sĩ tuyến đầu tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán cho biết, hiện tại có 4 bác sĩ trong bệnh viện đang bị đe dọa tính mạng do nhiễm viêm phổi Vũ Hán. Bốn bác sĩ này lần lượt là Vương Bình – phó viện trưởng; Lưu Lệ – Ủy ban Luân lý (vợ của Thái Thường Xuân chủ nhiệm khoa phẫu thuật gan của bệnh viện); Dịch Phàm – phó chủ nhiệm khoa phẫu thuật lồng ngực và Hồ Vệ Phong – phó chủ nhiệm khoa tiết niệu.

“Tôi đang nói là nguy kịch, chứ không phải là bệnh nặng”, Dương Nhĩ nhấn mạnh, 4 bác sĩ ở tuyến đầu bị suy đa tạng bao gồm suy hô hấp, kèm theo nhiều biến chứng bất lợi. “Một số trong số họ phụ thuộc vào các biện pháp y tế bên ngoài để hỗ trợ và duy trì sự sống”.

Ông nhớ lại rằng, sau khi các trường hợp “viêm phổi không rõ nguyên nhân” ở Vũ Hán được liên tục báo cáo lên cấp trên, vào cuối tháng 12/2019, lãnh đạo bệnh viện đã không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào cho nhân viên bệnh viện, và thậm chí người đứng đầu khoa có hành động đeo khẩu trang khi đi họp đã bị chỉ trích là: “Làm ầm lên và gây xáo động lòng quân”.

Tin tức nói rằng, Giang Học Khánh, chủ nhiệm khoa phẫu thuật tuyến giáp và tuyến vú tại bệnh viện, đã bị lãnh đạo bệnh viện trách mắng khi ông đeo khẩu trang để đi họp vào đầu tháng 1. Từ đó, ông không thường xuyên đeo khẩu trang nữa, nhưng sau đó Giang Học Khánh bị nhiễm virus, sức khỏe dần dần suy kiệt, và cuối cùng đã qua đời.

Bác sĩ Lý Văn Lượng cũng được bệnh viện “họp kín chất vấn” vì là người “tiên phong” tiết lộ về dịch bệnh, đồng thời cũng bị cảnh sát cảnh cáo, sau đó không may nhiễm bệnh và qua đời vào ngày 7/2.

Dương Nhĩ cũng tiết lộ, vào đầu tháng 1 năm nay, phát hiện nhiều bệnh nhân không có tiền sử tiếp xúc với Chợ hải sản Hoa Nam Trung Quốc, nhưng lại có các triệu chứng lâm sàng, hơn nữa liên tục có nhân viên y tế cũng đã trải qua các triệu chứng tương tự sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. “Đây là bằng chứng trực tiếp cho thấy bệnh lây từ người sang người”.

Tuy nhiên, việc báo cáo lên cấp trên về tình hình dịch bệnh tại thời điểm đó đã bị bệnh viện kiểm soát chặt chẽ. Các bác sĩ được yêu cầu không được viết “viêm phổi không rõ nguyên nhân” hay thậm chí là “viêm phổi do virus” trong hồ sơ y tế của bệnh nhân, mà chỉ ghi là “nhiễm trùng phổi”.

Tin tức chỉ ra rằng, từ ngày 11 đến ngày 16/1, trên thực tế, Bệnh viện Trung ương Vũ Hán đã nhận được 26 báo cáo về các trường hợp nhân viên nghi ngờ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, thông tư do Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán ban hành vào ngày 15/1 vẫn nhấn mạnh rằng “không phát hiện thấy nhân viên y tế bị lây nhiễm và không có bằng chứng rõ ràng về lây truyền từ người sang người”.

Một bác sĩ khác tại bệnh viện trung ương là Trần Tiểu Ninh nói với Southern Weekly rằng, bệnh viện sớm thống nhất các yêu cầu “không được nói, không đeo khẩu trang, sợ gây hoảng loạn”. Sau khi dịch bệnh bắt đầu, tất cả các cán bộ trung cấp của bệnh viện lập tức tổ chức các cuộc họp khẩn cấp, thông báo bằng lời nói và yêu cầu không nên đề cập với bên ngoài cụm từ “virus Corona”, “Kiểm soát bản thân, kiểm soát gia đình của bạn”.

Ảnh chụp màn hình các cuộc trò chuyện trên nhóm WeChat của 2 nhân viên y tế nhận trả lời phỏng vấn cho thấy, vào ngày 30/12/2019, nhóm Wechat ở mỗi khoa của bệnh viện đã nhận được cảnh báo từ Ủy ban Y tế Vũ Hán: Không được công bố thông báo cùng các thông tin liên quan đến bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ra bên ngoài, nếu không, Ủy ban Y tế thành phố sẽ nghiêm túc điều tra và xử lý.

Hàng chục nhân viên y tế bị nhiễm bệnh, Ủy ban y tế TP Vũ Hán vẫn tuyên bố “chưa phát hiện” (ảnh 2)
Ngải Phân, chủ nhiệm khoa điều trị khẩn cấp của bệnh viện Trung ương Vũ Hán. (Ảnh: Twitter)

Một bác sĩ làm việc tại khoa chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán cũng nói với truyền thông Đại lục rằng, vào đầu tháng 1/2020, các nhân viên y tế của bệnh viện này được gọi đi để “nói chuyện” không chỉ có Lý Văn Lượng và chủ nhiệm Ngải Phân.

Ông nói: “Nhiều người trong bệnh viện của chúng tôi đã được bệnh viện gọi đi để ‘nói chuyện’ và yêu cầu không được tiết lộ bất cứ điều gì. Trong đó bao gồm cảnh cáo, trò chuyện, bị yêu cầu xóa nội dung đã gửi đi và được nhắc nhở qua điện thoại cấm không đăng tải các thông tin liên quan…”

Trang web Caixin.com trước đó đã đưa tin rằng, vào cuối tháng 12/2019, ít nhất 9 trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân ở Vũ Hán đã được giải trình tự gen, cho thấy “virus Corona giống như SARS“, và đã liên tục báo cáo với Ủy ban Y tế và Trung tâm phòng chống dịch bệnh.

Tuy nhiên, Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc và Ủy ban Y tế Quốc gia yêu cầu tiêu hủy các mẫu hiện có vào ngày 1/1 và ngày 3/1, còn ra lệnh thông tin đó không được tiết lộ cho người ngoài khi chưa được phép, do đó đã bỏ lỡ mất cơ hội phòng chống dịch bệnh trong thời kỳ đầu.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x