Học sinh cấp ba đệ đơn kiện mô hình giáo dục cực tả tại Nevada

30/12/20, 08:31 Thế giới

Tại Nevada, một học sinh đa chủng tộc lớp 12 đang khởi kiện một trường học vì có hành vi “truyền bá cưỡng chế ý thức hệ” là trọng tâm của chương trình giảng dạy dựa trên Học thuyết quan trọng về chủng tộc, buộc học sinh phải miễn cưỡng nêu lên các thông tin danh tính của mình. Đây là một trường học bán công, sử dụng ngân sách từ thuế nhà nước. 

Học sinh cấp ba đệ đơn kiện mô hình ‘giáo dục’ cánh tả tại Nevada

Trường Democracy Prep ở Las Vegas, Nevada vào ngày 27 tháng 12 năm 2020. (Ảnh: Chụp màn hình / Google Maps)

Trong đơn kiện với tiêu đề Clark v. State Public Charter School Authority, được đệ trình ngày 22/12 lên tòa án liên bang tại Nevada, nguyên đơn William Clark và mẹ của cậu, bà Gabrielle Clark, đã khẳng định những quyền lợi trong Tu chính án thứ 1 và thứ 14 của họ đã bị xâm phạm. Các học sinh được chỉ dạy rằng, nếu không đưa ra những tuyên bố về danh tính thuộc vào nhóm bị áp bức, thì các em đang hưởng lấy đặc quyền của mình, hay nói cách khác là đang khẳng định vai trò của mình là một kẻ áp bức.

Đơn kiện do nhóm Schoolhouse Rights tại bang Illinois đệ trình. Trên trang web của mình, nhóm cho hay sứ mệnh của họ là hỗ trợ “tranh tụng về quyền dân sự để bảo vệ quyền tự do lương tâm của học sinh trong giáo dục công và quyền của cha mẹ trong việc hướng dẫn, chỉ đạo việc nuôi dạy con cái”.

Cậu học sinh đề cập phía trên học tại trường Democracy Prep ở Las Vegas. Mẹ của cậu là người da đen, còn bố cậu là người da trắng và đã qua đời. Cậu khẳng định môi trường học tập của mình lộ rõ không khí hiềm khích, và cảm thấy mình bị phân biệt trong khóa học bắt buộc “Biến đổi Xã hội học” kéo dài một năm để có thể tốt nghiệp. Ngoài ra còn có một khóa học bắt buộc khác tên là “Thay đổi thế giới”, trong đó học sinh sẽ thực hiện một bài tập về chính trị hoặc xã hội. 

Chính vì chương trình giảng dạy công dân do ban quản lý mới đề ra có cùng tên với chương trình giảng dạy cũ, nên các bậc phụ huynh như bà Clark “không nhận thức được sự chuyển đổi sang kiểu giáo dục tư tưởng cưỡng bức, cho đến khi họ bắt đầu nhận thấy những tác động tiêu cực mà điều này gây ra đối với con cái họ”, đơn kiện cho hay. 

Chương trình giảng dạy mới “lồng ghép các bài tập nâng cao và điều chỉnh nhận thức dưới tên gọi ‘Tính giao thoa’ và ‘Học thuyết quan trọng về chủng tộc’. Các buổi học này không mang tính mô tả hay cung cấp thông tin như thông thường, mà mang tính quy phạm và ràng buộc, khi yêu cầu học sinh ‘không học hỏi theo’ và ‘phải chống trả lại’ những hình thái ‘áp bức’ được cho là tiềm ẩn trong quy củ gia đình, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo, bản dạng chủng tộc, tình dục và giới tính. Đây là toàn bộ những thông tin mà các học sinh buộc phải tiết lộ và chịu sự thẩm vấn một cách công khai”.

Tại lớp học, William Clark được dạy rằng “không được học theo những nguyên tắc cơ bản của Cơ đốc giáo – Do Thái giáo [mà mẹ cậu bé] truyền đạt cho, sau đó [trường học] đã có hình thức trả đũa [cậu học sinh]”.

Đơn kiện nêu: “Một số bản dạng về sắc tộc, tình dục, giới tính và tín ngưỡng tôn giáo, một khi được tiết lộ, sẽ chính thức được xác định là các vấn đề vốn có, và sẽ bị phía bị đơn nhận định là những vấn đề đạo đức xấu”.

Đơn kiện cho biết, hiệu trưởng nhà trường nói với bà Clark rằng, “cơ sở lý thuyết của khóa học cải tiến ‘Biến đổi Xã hội học’ được gọi là ‘tính giao thoa’, và được truyền cảm hứng bởi nhà hoạt động chính trị, học giả và người đề xuất ‘Học thuyết quan trọng về chủng tộc’ Kimberlé Crenshaw”. Crenshaw là một giáo sư luật tại Đại học California tại Los Angeles Trường Luật Columbia. Ông được coi là nhà thẩm quyền hàng đầu về học thuyết pháp lý nữ quyền của người da đen và được cho là người đã đặt ra thuật ngữ “tính giao thoa”.

William Clark giáo viên giao cho các bài tập trong đó “tiết lộ về chủng tộc, tình dục, giới tính, xu hướng tính dục, các khiếm khuyết và bản sắc tôn giáo của cậu”. Người giáo viên này thường chào học sinh bằng câu nói: “Xin chào các chiến binh công lý xã hội tuyệt vời của tôi!”.  Clark được giáo viên bảo rằng, sau khi tiết lộ về những điều trên, bước tiếp theo sẽ là xác định xem “những thông tin đó có đem lại đặc quyền hay hạn chế nào không”. Đặc quyền ở đây được định nghĩa là “sự tin tưởng cần thiết vào sự thấp kém của nhóm bị áp bức”.

Xét về mặt pháp lý, gia đình nhà Clark cho rằng William đang bị buộc phải “xác định thông tin về chủng tộc, tình dục, giới tính và tôn giáo của cậu trong các bài tập thuyết trình trên lớp và trong các bài viết giao về nhà có chấm điểm. Điều này mang tính chất giám sát, thẩm vấn và xúc phạm học sinh, giáo viên và quản lý nhà trường”. Các bị cáo “đang ép buộc cậu phải chấp nhận và nêu lên các nguyên tắc, tuyên bố bị chính trị hóa và phân biệt đối xử mà lương tâm cậu không hề mong muốn”

Trường học cũng liên tục đe dọa William “sẽ bị kỷ luật, bao gồm việc chấm điểm trượt và không được tốt nghiệp, nếu cậu không tuân thủ các yêu cầu của họ”, đồng thời không hợp tác khi cậu cho rằng cần có những thống nhất phù hợp trong quan điểm.

Phản đối

Tại trang blog Power Line, Steven Hayward đã ca ngợi về vụ kiện, cho rằng đây là dấu hiệu cho sự khởi đầu của một “cuộc phản kháng chủ động” “phản cách mạng” chống lại sự tiếp quản của các thể chế cực tả Mỹ.

Ông viết: “Khi thế hệ Millennials [những người sinh từ năm 1981 đến 1996] hiện đang có những động thái vô cùng tích cực trong thời điểm hiện tại, thì thế hệ người trẻ tiếp theo sẽ chuyển hướng mạnh mẽ sang phe cánh hữu, phản kháng chống lại sự ép buộc ngột ngạt của phe cánh tả, được thể hiện rất rõ nét trong năm nay”

Đơn kiện được đệ trình sau khi Tổng thống Donald Trump ban hành Sắc lệnh số 13950 vào ngày 22/9 nhằm cấm quân đội, các cơ quan liên bang và các nhà thầu liên bang củng cố “các khái niệm gây chia rẽ” nằm trong Học thuyết quan trọng về chủng tộc trong các buổi đào tạo tại nơi làm việc.

Học thuyết này là cơ sở cho một phong trào trí thức, trong đó người ủng hộ học thuyết, Thẩm phán liên bang đã nghỉ hưu Richard Posner, được mệnh danh là “học giả pháp lý được trích dẫn nhiều nhất của thế kỷ 20”, đã mô tả rằng học thuyết là “cốt lõi điên rồ” của “chủ nghĩa quân bình pháp lý cấp tiến”. Cố giáo sư Derrick Bel, một trong những giáo sư của cựu Tổng thống Barack Obama tại Trường Luật Harvard, là học giả nổi bật nhất đã ủng hộ học thuyết này. 

Tuy TT Trump có đề cập hẳn tên của học thuyết là Học thuyết quan trọng về chủng tộc, nhưng sắc lệnh hành pháp lại mô tả nó như một “hệ tư tưởng độc ác nhô lên từ rìa xã hội Mỹ và có nguy cơ gây tổn hại cho các thể chế cốt lõi của đất nước chúng ta,” bao gồm trong “các khóa đào tạo về đa dạng nơi làm việc trên khắp đất nước, thậm chí trong cả các thành phần của Chính phủ Liên bang và trong các nhà thầu Liên bang.”

Đây là một hệ tư tưởng “bắt nguồn từ tư tưởng xấu xa và sai lầm rằng Mỹ là một quốc gia phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính một cách không thể chối cãi; rằng một số cá nhân, đơn giản chỉ vì những thông tin về chủng tộc hoặc giới tính của họ, bị coi là những kẻ áp bức; và cho rằng bản dạng về chủng tộc và giới tính quan trọng hơn vị thế chung của chúng ta, là con người và là người dân Mỹ”.

Theo nguồn tin từ tờ USA Today, ngày 22/12, Thẩm phán quận Hoa Kỳ Beth Labson Freeman, một người được bổ nhiệm của chính quyền Barack Obama làm việc tại San Jose, California, đã ban hành lệnh sơ bộ trên toàn quốc phản đối sắc lệnh 13950.

Bà đồng ý với một tổ chức đào tạo đa dạng LGBT, cho rằng sắc lệnh này vi phạm quyền tự do ngôn luận của tổ chức. Bà viết trong một điều lệnh: “Các nguyên đơn đã cho thấy được khả năng thành công trong việc chứng minh những vi phạm về các quyền hiến pháp của họ… công việc mà các Nguyên đơn đang thực hiện có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với những cộng đồng chưa từng được xem trọng xứng đáng từ trước tới nay”

Tờ Epoch Times đã liên hệ tới Rebecca Feiden, giám đốc điều hành của Cơ quan Quản lý Trường Bán công Nhà nước, để bình luận về vấn đề vào cuối tuần kỳ nghỉ lễ nhưng chưa nhận được phản hồi tính tới thời điểm họp báo.

Từ Thức

Theo theepochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x