Kết án người vô tội, các thẩm phán ở Trung Quốc nhận quả báo

Trong cả hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, thuyết về nhân quả, rằng một người sẽ phải chịu trách nhiệm cho những hành động mà mình đã làm, được chấp nhận rộng rãi. Đối với những người bức hại người tốt, đàn áp người tu luyện thì lại càng không thoát khỏi nguyên lý “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” này.

Những cái chết đi theo một trình tự: một người từ viện kiểm soát, sau đó một người từ tòa án. Khuôn mẫu này rất rõ ràng. Những người chết đều tham gia bức hại Pháp Luân Công. (Ảnh: Internet)

Dưới đây là vài trường hợp trong vô số các trường hợp tại Trung Quốc; cho dù là có cố gắng ngụy biện “chỉ làm theo mệnh lệnh”, những cá nhân này phải gánh chịu quả báo cho những hành động tội lỗi của mình.

Liễu Điệp (柳晔), cựu Phó Viện trưởng của một tòa án địa phương ở Thẩm Dương, đã chết do bị xuất huyết não nghiêm trọng vào ngày 10/7/2014. Ông Liễu bị đột quỵ khi đang đi bộ cùng với các đồng nghiệp của mình. Đây là cái chết bất thường thứ ba được biết đến của một thẩm phán tòa án quận Thẩm Bắc Tân thành phố Thẩm Dương, cơ quan chuyên kết án các học viên Pháp Luân Công vô tội.

Trương Văn, cựu thành viên Ủy ban Tư pháp và Phó Viện trưởng là trường hợp đầu tiên. Ngay sau khi kết án tù bốn học viên vào tháng 12/2008, ông đã gặp vấn đề nghiêm trọng ở não vào tháng 02/2009. Ông Văn đã chết trên đường đến Bắc Kinh để điều trị.

Ngạc An Phúc (鄂安福), trường hợp thứ hai, đã chết ở tuổi 45 vào ngày 18/02/2011, sau hai tháng đột quỵ và xuất huyết não. Vào năm 2001, Ngạc An Phúc đã chỉ đạo bí mật xét xử phi pháp và kết án giam giữ dài hạn 5 học viên Pháp Luân Công địa phương.

Trong lúc hấp hối, ông đã nói với người nhà của mình rằng: “Nhanh tìm giúp tôi một học viên Pháp Luân Công!”. Khi có cơ hội nói chuyện với một học viên, ông đã bày tỏ sự hối hận về các hành động sai trái của mình và thừa nhận rằng tình trạng thảm khốc của ông chính là kết quả của quả báo, gặt lấy những hậu quả do các hành động trước đó của mình.

Quan niệm về nhân quả đã bén rễ sâu sắc trong văn hóa truyền thống Trung Hoa. Lời dạy “Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo” đã được truyền từ hơn 2000 năm trước đây. Bất chấp những nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm phá hủy suy nghĩ truyền thống này, nhiều người vẫn thừa nhận và ghi nhớ quy luật này khi đối diện với những sự việc gặp trong đời.

Sau khi biết hai kiểm soát viên ở thành phố Đại Liên, Liêu Ninh bị bệnh bạch cầu vào tháng 09/2009 như quả báo cho việc kết án các học viên Pháp Luân Công vô tội, một kiểm soát viên địa phương cho biết:

“Tôi còn biết nhiều trường hợp hơn hai trường hợp này. Không chỉ bệnh bạch cầu. Nhiều người còn bị ung thư gan. Không chỉ ở mỗi viện kiểm soát, mà còn ở cả tòa án. Đáng sợ là những cái chết đi theo một trình tự: một người từ viện kiểm soát, sau đó một người từ tòa án. Khuôn mẫu này rất rõ ràng. Những người chết đều tham gia bức hại Pháp Luân Công”.

Để cảnh báo các thủ phạm và giúp họ thay đổi cuộc sống của mình được tốt hơn, các học viên Pháp Luân Công đã cố gắng nhắc nhở họ về mối liên hệ nghiệp báo giữa hành động của họ và những hậu quả trong tương lai.

Trong khi một số người đã lắng nghe và thay đổi, những người khác vẫn tiếp tục con đường của mình.

Dương Đông Thăng (杨东升) là một thẩm phán tại huyện Lỗ Sơn, Hà Nam. Trong năm 2011, tòa án này đã kết án phi pháp ít nhất 9 học viên Pháp Luân Công, còn bản thân Dương đã kết án tù dài hạn cho 2 học viên.

Các học viên địa phương đã cố gắng nói cho ông ta và các thẩm phán khác về luật nhân quả và những gì đã xảy ra với các thủ phạm.

Các thẩm phán đã từ chối lắng nghe: “Chúng tôi không quan tâm đến tín ngưỡng hay pháp luật. Chúng tôi chỉ cần làm theo Đảng Cộng sản, và không nương tay đối với Pháp Luân Công”.

Ông Thăng đã gặp tai nạn xe hơi ngay sau khi tuyên án. Vào ngày 14/08/2011, một chiếc xe tòa án gồm 10 thẩm phán và nhân viên đã gặp tai nạn trên Đường cao tốc Trịnh Châu. Ba thẩm phán, bao gồm có Dương Đông Thăng, đã chết tại hiện trường, còn 7 người khác bị thương.

Uông Cánh Nghiệp (汪竟业), một thẩm phán ở quận Hạc Thành, thành phố Hoài Hóa, Hồ Nam, đã kết án tù ít nhất 17 học viên, bao gồm có Phan Kiến Quân (潘建军), người đã bị tra tấn đến chết trong nhà tù Võng Lĩnh vào tháng 01/2004. Vào tháng 04/2013, Uông đã kết án học viên Trần Khai Ngọc (陈开玉) 11 năm tù.

Các học viên địa phương đã cố gắng nói chuyện với ông, nhưng ông nói: “Tôi sẽ phấn đấu theo gót chân của Đảng Cộng sản cho đến chết”.  Ba tháng sau, khi đang câu cá ở Hoài Hóa vào ngày 21/07/2013, ông ta trượt ngã xuống nước và chết đuối, khi hơn 40 tuổi. Ông đã chết ứng với nguyện vọng theo gót chân Đảng Cộng Sản của mình.

Còn vô số các trường hợp được cho là quả báo khác ứng lên các cá nhân bán rẻ lương tâm, mù quáng tin theo chính quyền để bức hại người tu luyện.

Những học viên Pháp Luân Công là những người tu luyện Phật Pháp, tuân theo Chân – Thiện – Nhẫn, luôn cố gắng làm người tốt trong xã hội. Tuy vậy với chính sách bạo ngược, tàn ác của ĐCSTQ đã đàn áp không nương tay những con người vô tội này. Họ bị kết án, bị giam vào tù, bị lao động khổ sai trong các trại cải tạo lao động, thậm chí tàn ác hơn, họ bị chính ĐCSTQ chỉ đạo mổ cướp nội tạng khi vẫn còn sống để đem bán kiếm lời.

Tất cả sự tà ác này, liệu Trời đất không dung tha? Với những người làm trong bộ máy luật pháp, tòa án, những vị thẩm phán, cảnh sát … nếu vẫn không chịu thức tỉnh, mù quáng mà làm theo ĐCSTQ kết án người vô tội cũng phải  gánh chịu trách nhiệm cho việc làm của mình.

Theo minghui.org

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x