Kim tự tháp – Liên kết công nghệ năng lượng Tesla

11/05/14, 13:58 Khoa học, Tri thức

Nikola Tesla xem Trái đất là một cực trong tấm tụ điện, tầng điện ly tạo thành tấm thứ 2. Những đo lường gần đây đã chỉ ra rằng điện áp gradient giữa hai tấm này là 400.000 volt.

Với nguyên tắc này, Tesla nói rằng ông đã có thể thông qua phát minh của mình cung cấp năng lượng miễn phí cho mọi người với số lượng vô tận tại bất cứ nơi nào trên trái đất. Đó là lý do tại sao ông đã xây dựng bản thử nghiệm đầu tiên, tháp Wardenclyffe áp dụng hiệu ứng kim tự tháp nổi tiếng của ông. Vậy đó chính xác là gì ?

“Các dòng điện tích năng lượng có từ hoạt động của mặt trời được nạp vào các mặt kim tự tháp.

Các đẳng thế có từ tính mật độ từ cao tại đỉnh KTT. Điện áp tăng lên 100 V/m.

Trường mạch điện âm đạt giá trị tối đa tại đỉnh của kim tự tháp; tại đỉnh kim tự tháp Giza điện áp là 14,600 V. Kim tự tháp này chính là một tụ điện, nó tích lũy điện. Nếu ta tải vào một điện áp quá tải, thì nó sẽ xảy ra sự phóng đia lửa điện ở đỉnh, và như chúng ta biết, đỉnh kim tự tháp được gắn một khối vàng nguyên chất, một chất dẫn điện tuyệt vời”.

KTT Giza và Tháp Tesla Wardenclyffe.

Tesla muốn tháp của ông thật cao để tăng điện áp ở đỉnh. Ông muốn tạo ra một tia chớp nhân tạo từ tháp. Trong trạng thái như một ống phóng điện  tự nhiên, nhiệt độ tăng lên đến 30 000° C. Tesla không muốn giữ nhiệt độ cao như vậy bởi vì nó rất lãng phí năng lượng. Tháp Wardenclyffe của Tesla đã sử dụng một biến áp để sản xuất mức điện áp cao, mà sẽ tạo ra, thay vì một tia sét tự nhiên sẽ là một “sự phóng ion giàu năng lượng ở mức cao” .

Để làm nổi bật hiệu ứng kim tự tháp, ông đã tưởng tượng tạo tháp thành một kim tự tháp hình bát giác mà ở đỉnh có gắn một vật có dạng nửa hình cầu.

Tại sao lại là hình bát giác mà không phải hình khác? Tesla không giải thích, nhưng khi chúng ta đọc hồi ký của ông ấy, chúng ta hiểu rằng ông đã hiểu được một môn khoa học vẫn chưa hề tồn tại, đó là sinh địa lý, và lý thuyết về hình thức của sóng. Từ quan điểm của vật lý truyền thống, tháp hình bát giác là vô nghĩa. Nó có thể là hình vuông hoặc có hình nón có vô số mặt.

” Trong mọi trường hợp, điện áp sẽ là như nhau, hình dạng chỉ tạo cho nó trạng thái ổn định”.

Giả thiết này dấy lên hai luồng ý kiến. Hình bát giác không bảo đảm sự ổn định so với dạng hình vuông. Nếu Tesla thực sự tìm kiếm sự ổn định, sự gia tăng các hình hyperbol giống như trường hợp tháp Eiffel sẽ phù hợp hơn. Hình bát giác có  những nét đặc trưng sóng rất đặc biệt, điều này có thể hiểu rằng thiên tài Tesla đơn thuần chỉ có thể cảm nhận nó mà không hề đưa ra giải thích gì về nó .

Với kiến trúc hình vuông của các kim tự tháp, kỹ sư Gustave Eiffel đã chọn cho tháp của mình, chính xác là vì hình dạng này đảm bảo ổn định với trụ đứng và độ cao mở rộng dần lên.  Được xây dựng vào năm 1889, tòa tháp quốc gia đã trở nên nổi tiếng với thiết kế của ông.

Cũng giống như tháp Wardenclyffe, tháp Eiffel có hiệu ứng của kim tự tháp mà đỉnh có gắn một miếng kim loại, thậm chí khi không hề có một cơn bão hay một dòng điện 1 chiều nào cột thu lôi “làm cho” dòng điện truyền xuống bên dưới thông qua một dây cáp được dùng để tải xuống mặt đất.

Năng lượng lãng phí này không chỉ giới hạn riêng đối với tháp Eiffel. Tất cả các mái nhà và các khung kim loại đều tạo ra dòng điện như vậy, nó được đưa xuống mặt đất một cách lãng phí. Năng lượng Vril là miễn phí, nó là sự hoang phí lớn nhất trong một thế giới vì lợi nhuận.

Thực tế thì nguồn năng lượng này là hoàn toàn thân thiện với môi trường và vô tận nhưng chúng không tạo ra lợi nhuận cho giới tư bản.

Thực tế là nó có lợi cho cả trí não lẫn sức khỏe của con người và động thực vật nhờ vào lợi ích của nước mưa khi trời có sấm sét, nhưng lại có rất ít lợi ích cho những kẻ trục lợi.

Đáng tiếc là Tesla đã không bao giờ có thể hoàn thành tòa tháp của mình. Ông thậm chí không có cơ hội để tiến hành các cuộc thử nghiệm ở Long Island với nỗ lực nhằm mang mưa đến hoang mạc.

Trước ông cũng đã có nhiều người khai thác chúng. Chúng ta đều biết rằng Ai-cập không phải lúc nào cũng là sa mạc. Herodotus, sử gia Hy-lạp, đã từng viết “Ai-cập là tặng phẩm của sông Nile.” Nhưng đó là từ thế kỷ 5 trước C.N. Từ đó đến nay, khí hậu Ai-cập không thay đổi nhiều nếu không muốn nói là nó vẫn thế.

Thời điểm Ai Cập trước triều đại của các Pharaon là một món quà của các Kim tự tháp…

“Trong giai đoạn này, khí hậu Ai Cập ít khô hạn hơn ngày nay. Những khu vực rộng lớn của Ai Cập được bao phủ bởi cỏ nhiệt đới và hững đàn động vật móng guốc.

Những tán lá và động vật hoang dã sau đó sinh sản nhiều hơn nữa và khu vực sông  Nile trở thành ngôi  nhà của quần thể rộng lớn loài chim nước. Săn bắn là một hoạt động phổ biến đối với người Ai Cập và cũng trong giai đoạn này nhiều loài động vật hoang dã lần đầu tiên được thuần hóa.”

Qua sự trù phú của những đàn động vật móng guốc, loài chim nước nên những con thú săn mồi chẳng bao giờ trắng tay trong mỗi cuộc đi săn chúng ta có thể phác họa ra những vùng khí hậu rất khác biệt tại đây.

Theo những chuyên gia nghiên cứu về Ai Cập, nếu bạn đi ngược dòng thời gian để trở về thời xa xưa, vào thời điểm khi khu vực này không hề có bóng người bạn sẽ khám phá ra rằng Ai Cập có một lượng mưa rất đáng kinh ngạc.

Một thiên niên kỷ trước, một trận mưa như trút đổ xuống thung lũng sông Nile. Chứng tích từ đợt “ tắm gội” tự nhiên liên tục theo thời gian, các mặt tượng Nhân sư vẫn còn lưu dấu rõ nét sự xói mòn.

Theo những nhà khí hậu học, tượng Nhân sư phải có hơn mười ngàn năm tuổi , và điều này có khởi nguồn vào một khoảng thời gian có lượng mưa cao hơn. Người ta có thể phỏng đoán được rằng các kim tự tháp vĩ đại ở Giza có niên đại chính từ giai đoạn này.

Số lượng lớn các tác giả tin tưởng vào các nhà khí hậu học hơn là so với những nhà nghiên cứu về Ai Cập, vẫn còn sa lầy trong một niên đại giả dối , của những bịa đặt gần đây vào cuộc chiến về lãnh thổ của Ai Cập.

Tất nhiên , Những nhà khoa học sau này đã bác bỏ những luận án của những nhà khí hậu học, thế nhưng cũng có ý kiến ủng hộ mạnh mẽ. Một nhà khảo cổ học  sẽ không bao giờ cho phép các nhà địa lý chà đạp lên thành quả lao động của mình.

Tiếp tục giấc mơ Tesla, ta có thể hiểu cách mà một mái vòm đá được phủ vàng ở trên đỉnh Kim tự tháp để thu sấm sét từ những cơn bão dữ dội liên tục.

Mưa giảm nhưng không hết hẳn ở những khu vực này nhờ vào các kim tự tháp, dưới sự quản lí của kỹ thuật có tay nghề cao, chiếc máy luôn thực hiện chức năng của chúng.

Theo thời gian, kiến thức này đã bị lãng quên, các tên trộm đã cướp đi phần kim loại quý báu của các kim tự tháp, và Ai Cập đã trở nên khô cằn.

Không giống tháp Wardenclyffe , “chức năng của các kim tự tháp không phải chỉ là tạo ra sấm sét. Hàng ngàn năm qua, kể từ khi có công trình này các kim tự tháp có chức năng như là một máy phát ion âm. Để thực hiện được việc này, các kim tự tháp phải ion hóa vĩnh viễn vùng không khí xung quanh, chúng phải được kết nối với nguồn ion âm . Tầng hầm của kim tự tháp Giza chứa rất nhiều nước. Qua hiệu ứng áp điện, các ion này tích tụ trong các kim tự tháp và sau đó phóng  ra ngoài đỉnh kim tự tháp.

Những kim tự tháp được làm bằng đá có chứa tinh thể có thể nhận điện nạp từ nguồn nước ở dưới đáy”

Đây là hoạt động đã xảy ra trong các kì quan kim tự tháp, nhưng sấm sét cũng có vai trò quan trọng trong quá trình này .

Đối với hiệu ứng áp điện , nếu nó cũng đóng vai trò trong quá trình này thì, chúng ta không được bỏ qua vật dẫn điện tự nhiên là đá xen kẽ sự phân cực này.

Ngoài ra, tác giả của bài viết trích dẫn trong tài liệu tham khảo đã bỏ qua yếu tố kiến trúc vòm nhọn nhô ra bên ngoài, không đơn thuần chỉ đóng vai trò là chi tiết kiến trúc. Các nhà nghiên cứu Ai Cập đã không hiểu được tác dụng của nó, tuy nhiên qua báo cáo từ Hồ sơ Akashic đã cho phép họ đặt cho nó một cái tên hoàn hảo : the discharge bows là một bộ phận trong hệ thống truyền tải điện, có chức năng phóng điện vào không gian!

Một khối vàng nguyên chất được gắn chặt vào đỉnh bởi các mặt và thanh kim loại, discharge bows nhận được năng lượng từ khí quyển , tích lũy năng lượng và phát ra “dòng điện giàu ion mức cao” tại phòng của nữ thần Isis, nơi được tiên đoán sẽ đánh thức người đang nằm trong quan tài bằng đá … hoặc có thể là “chiếc rương của nữ thần Isis”, nơi “Vị vua” sẽ nhận được sự giác ngộ?

Theo Zeroenergy

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x