Lên án chấm dứt nạn mổ cướp tạng không phải chống lại TQ mà là ủng hộ nhân quyền

Trước nhiều ý kiến cho rằng thông tin mổ cướp tạng không nên mở rộng lên cấp độ châu Âu vì cần phải giữ mối quan hệ tốt với Trung Quốc, ông Zdechovsky, một thành viên của Nghị viện châu Âu đáp lại: “Đây không phải là chống lại Trung Quốc, mà đây là ủng hộ nhân quyền”.

Lên án chấm dứt nạn mổ cướp tạng không phải chống lại TQ mà là ủng hộ nhân quyền - H1
Hôm 27/7, Nghị viện Châu Âu đã đưa thêm một bản thông cáo mới lên án nạn thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc.

Hôm 27/7, Nghị viện Châu Âu đã đưa thêm một bản thông cáo mới lên án nạn thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc, đồng thời kêu gọi các chính trị gia trên toàn Châu Âu cần có hành động thiết thực để chấm dứt tội ác này.

Trong Tuyên bố mới này, Tuyên bố 0048 “về việc chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc”, các nhà lập pháp Châu Âu kêu gọi Hội đồng châu Âu cần có hành động đối với một nghị quyết đã từng được thông qua vào cuối năm 2013.

Bản tuyên bố ám chỉ đến các báo cáo đáng tin cậy về nạn mổ cướp nội tạng có hệ thống và có sự hậu thuẫn của nhà nước đối với các tù nhân lương tâm dù không được họ chấp thuận, trong đó chủ yếu là các học viên môn tu luyện khí công ôn hòa Pháp Luân Công và các nạn nhân khác là những người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, và người theo Thiên chúa giáo.

“Do mức độ nghiêm trọng của việc lạm dụng, rõ ràng cần phải tổ chức ngay một cuộc điều tra độc lập về nạn mổ cướp nội tạng đang diễn ra tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, bản tuyên bố viết.

Tuyên bố ban đầu được đưa ra năm 2013, trong đó kêu gọi EU và các nước thành viên nêu ra vấn đề thu hoạch nội tạng với chính quyền Trung Quốc, công khai lên án vấn nạn đó, thực hiện một cuộc điều tra độc lập về thu hoạch nội tạng, và đưa ra cảnh báo về du lịch đối với các công dân Châu Âu khi họ đến Trung Quốc.

Thế nhưng suốt 2 năm sau đó, EU vẫn không có bất cứ hành động nào.

Ông Tomas Zdechovsky, Nghị sĩ Nghị viện châu Âu người Tiệp Khắc trả lời phỏng vấn trước trụ sở Nghị viện châu Âu ở Strasbourg. (Ảnh: NTDTV)
Ông Tomas Zdechovsky, Nghị sĩ Nghị viện châu Âu người Tiệp Khắc trả lời phỏng vấn trước trụ sở Nghị viện châu Âu ở Strasbourg. (Ảnh: NTDTV)

Ông Tomas Zdechovsky, một thành viên của Nghị viện châu Âu và là đồng tác giả của bản tuyên bố năm 2016 cho biết, có nhiều khó khăn đang cản trở nỗ lực thúc đẩy giải quyết vấn đề này.

“Các đồng nghiệp của tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe về thông tin này”, ông Zdechovsky nói. “Trước đó, họ không hề nghe đến điều đó”.

Vị Nghị sĩ đến từ Cộng hòa Séc cho biết nhiều người đã “phản ứng tiêu cực” khi biết thông tin và cho rằng không nên mở rộng vấn đề này lên cấp độ châu Âu vì họ đang cần có mối quan hệ tốt về kinh tế với Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Zdechovsky đã đáp lại rằng “đây không phải là chống lại Trung Quốc, mà đây là ủng hộ nhân quyền”, và Châu Âu là một liên minh dân chủ, nên cần phải nói về vấn đề này.

Tuyên bố này cần ít nhất một nửa số thành viên tại Nghị viện châu Âu thông qua mới có hiệu lực. Điều này đã đạt được từ rất nhiều tuần trước thời hạn cuối cùng là ngày 27/7 – cũng chính là ngày bản tuyên bố có hiệu lực. Đây không phải là điều luật ràng buộc và cũng không bắt buộc phải có bất kỳ hành động nào, nhưng nó thể hiện quan điểm của Nghị viện.

Hiện thực kinh hoàng của nạn mổ cắp nội tạng, như đã được tuyên bố, đó là các bác sĩ đã giết hại các tù nhân lương tâm một cách có hệ thống theo chỉ đạo của nhà nước, để lấy nội tạng của họ. Đây chính là điều thu hút sự chú ý của rất nhiều chính trị gia châu Âu.

Gerard Batten, nhà đồng sáng lập Đảng Độc lập của Anh, đưa ra nhận định: “Tất cả chúng tôi có cùng chung một cảm giác: không tin rằng điều này đang thực sự diễn ra” “sẽ là quá khó tin nếu như không có lượng lớn các bằng chứng đã được thu thập qua các năm”.

Sau khi ông Batten mời một diễn giả trình bày với các thành viên khác trong đảng của ông về chủ đề này, họ hoàn toàn sốc khi biết rằng nạn mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc lại đang diễn ra với quy mô và mức độ nghiêm trọng như vậy.

Giải thích về chuyện các chính phủ châu Âu lại không muốn đề cập đến tội ác đang diễn ra tại Trung Quốc, ông Batten nói rằng: “Trong thế giới chính sách chính trị thực dụng này, họ phải có quan hệ với Trung Quốc, và họ còn phải bàn về thương mại, ngoại giao, và các vấn đề quân sự”.

“Vì thế tôi hiểu tại sao họ rất khó có thể nhận ra rằng những gì đang xảy ra ở Trung Quốc giống hệt với điều đã diễn ra ở Đức Quốc xã trong cuộc diệt chủng người Do Thái”, ông Batten nói thêm.

Nghị sĩ Zdechovsky cho biết ông và các đồng nghiệp vào tháng 9 tới sẽ bắt tay vào việc thúc giục Liên minh Châu Âu quan tâm xử lý vấn đề trên và hoặc thực hiện điều tra trong khả năng có thể của Nghị viện Châu Âu.

Theo daikynguyenvn

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x