Lời thề trung thành với Chúa: Vũ khí bất bại của công dân Hoa Kỳ

09/12/20, 17:27 Thế giới

Ở các trường công lập của Mỹ trên toàn quốc, mọi trẻ em lớn lên có lẽ đều đã quen thuộc với: “Lời thề trung thành”, của một công dân hợp chủng Quốc Hoa Kỳ. Vậy rốt cuộc họ đã tuyên thệ trung thành với điều gì?

"Lời thề trung thành với Chúa" là nguyên tắc bất di bất dịch của người Mỹ
“Lời thề trung thành với Chúa” là nguyên tắc bất di bất dịch của người Mỹ. (Ảnh tổng hợp)

Học sinh sẽ quay về phía lá cờ, đặt tay phải lên trái tim và nói: “Tôi thề rằng sẽ trung thành với lá cờ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, và nước Cộng hòa mà nó đại diện, một Quốc gia dưới quyền của Chúa, không thể bị chia cắt, vì quyền tự do và công bằng là cho tất cả mọi người”.

Lời tuyên thệ này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1892, khi nước Mỹ vẫn còn quay cuồng với nỗi khổ huynh đệ tương tàn trong cuộc Nội chiến. Mặc dù đã dành chiến thắng vào năm 1865, nhưng đất nước vẫn chưa hoàn toàn được thống nhất. Đó là kỷ nguyên của “Sự tái thiết” – một thời kỳ với nhiều biến động. 

Trải qua nhiều thập kỷ xung đột dân sự – thậm chí cả những nỗ lực luận tội – người Mỹ cũng phải theo kịp với quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển, cũng như sự ra đời của đồng tiền quốc gia, và cuộc di dân định cư từ phương Tây.

Các phong trào ôn hòa và bầu cử cũng bắt đầu vào thời điểm này, nhằm tăng thêm sức mạnh cho luồng gió thay đổi vốn đã rất khó khăn.

Người mới nhập cư

Một sự kiện lịch sử quan trọng trong những năm này là sự gia tăng lớn luồng dân nhập cư từ Đông và Nam Âu vào Hoa Kỳ. Những người nhập cư mới rất khác so với những người nhập cư trước đây. Họ không có lối suy nghĩ như một người gốc Anh, cũng không có lòng tôn kính đối với tổ tiên của họ khi xưa.   

Nói cách khác, nước Mỹ được thành lập từ những người di dân trước đây, nhưng nó vẫn chưa hoàn toàn được thống nhất. Những người đàn ông và phụ nữ mới nhập cư đã biến đất nước này thành quê hương của họ, và tự nhận mình là công dân đầu tiên tại các tiểu bang. 

Ngay cả trước khi có sự chia rẽ trong cuộc Nội chiến, chủ nghĩa khu vực vẫn đang diễn ra ở cả miền Nam và miền Bắc Hoa Kỳ. Chủ nghĩa khu vực tất yếu sẽ là mối đe dọa dẫn đến các cuộc chiến tranh xung đột ở Mỹ. 

Năm 1860, cuộc nội chiến Hoa Kỳ chính thức bùng nổ. Abraham Lincoln – Tổng thống đắc cử khi đó đã bảo vệ Liên minh, nhưng xung đột đã làm suy yếu dự án của Mỹ. Cuộc nội chiến đã gây ra thiệt hại lớn cho toàn bộ nước Mỹ, vì vậy bức thiết cần phải có một giải pháp.

Có rất nhiều ý tưởng được đưa ra về cách thống nhất quốc gia, nhưng một trong những ý tưởng phổ biến và sáng tạo nhất, là nuôi dưỡng cho thế hệ trẻ nước Mỹ ý thức thống nhất cùng bản sắc dân tộc, qua cách giáo dục tại các trường công lập. Vì giáo dục đóng một vai trò quan trọng mang tính cách mạng. 

Từ thế kỷ 20, trường công lập đã được thành lập tại rất nhiều cơ sở địa phương trên toàn quốc. Vì trước đây, nước Mỹ không hề có một hệ thống giáo dục quốc gia, nên ý tưởng nêu ra là sẽ lập ra một chương trình giảng dạy đào tạo thống nhất. 

Trẻ em Hoa Kỳ được giáo dục từ nhỏ, tuyên thệ với bản thân rằng tuyệt đối trung thành với Chúa
Trẻ em Hoa Kỳ được giáo dục từ nhỏ, tuyên thệ với bản thân rằng tuyệt đối trung thành với Chúa. (Ảnh qua ET)

Biểu tượng quốc kỳ

Đối với người Mỹ, quốc kỳ có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc. Quốc kỳ là biểu tượng của tự do, nói lên sự hy sinh của biết bao thế hệ để giành lấy nền độc lập. 

Theo tinh thần của các tổ phụ sáng lập, những người La Mã khi xưa đã đưa ra giải pháp tập trung vào một biểu tượng có thể đại diện cho tất cả mọi người. Người La Mã có phương châm cộng hòa của họ, “Thượng nghị viện và nhân dân Rôma”, cây thánh giá là biểu tượng của Cơ đốc giáo, còn lá cờ là biểu tượng đại diện cho toàn thể người dân Mỹ. 

Các nhóm cựu chiến binh như Quân đoàn Cứu trợ Phụ nữ và Quân đoàn Đại cộng hòa, đóng vai trò trung tâm trong việc cắm lá cờ trong mọi lớp học trên toàn quốc. Mục tiêu này được gọi là phong trào cờ trường học. Thậm chí còn có một tạp chí nổi tiếng, được thiết kế để thu hút tất cả mọi người có tên “The Youth Companion,” (tạm dịch “Người bạn đồng hành với thanh niên)”, nhằm mục tiêu thúc đẩy phong trào.

Vào cuối thế kỷ này, phong trào yêu nước đang tìm cách đổi mới mình. Năm 1892, Châu Mỹ đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm 400 năm ngày Columbus phát hiện ra châu Mỹ. Vào ngày 12/10, ủy ban quốc gia bao gồm các nhà giáo dục và các nhà lãnh đạo cũng tổ chức lễ kỷ niệm “Ngày Columbus” lần đầu tiên, với chủ đề xoay quanh lá cờ.

Francis Bellamy – người từng là Giám đốc tiếp thị của “The Youth Companion”, cũng là chủ tịch của ủy ban, mong muốn các cộng đồng trên khắp Châu Mỹ kỷ niệm “Ngày Columbus” tại địa phương của họ, bằng các cuộc họp mặt tại các trường công lập. 

Để thúc đẩy ý tưởng này, tạp chí Youth Companion cũng đã thiết kế một bộ tài liệu đơn giản giải thích các thủ tục. Một phần của bộ tài liệu này đã được bà Bellamy đưa vào phiên bản gốc của mình. “Lời cam kết trung thành” có nội dung: “Tôi cam kết trung thành với Quốc kỳ của tôi, và với nền Cộng hòa mà nó tượng trưng: Một Quốc gia không thể bị chia cắt, vì Tự do và Công lý là cho tất cả. ”

Những từ này đã thể hiện di sản lịch sử, mang lại cho Hoa Kỳ sức mạnh không thể bị gục ngã, cùng lời thề nguyện của toàn thể dân tộc quyết bảo vệ chân lý, vì một Hoa Kỳ thống nhất và tự do.

“Lời thề trung thành” trải qua những sự thay đổi

Những thay đổi tiếp theo đối với lời thề dựa trên mối lo lắng rằng, không có một lá cờ biểu tượng nào có thể đại diện cho lời thề trung thành của cả một dân tộc. Bang New York là bang đầu tiên lập pháp luật tuyên truyền lời thề trung thành trong các trường công lập, nhưng vẫn không có hình thức lời thề nào được Quốc hội thông qua cho đến ngày 22/6/1942, khi đó lời thề độc mới chính thức được đưa vào Bộ luật Cờ Hoa Kỳ.

Tranh vẽ lại theo bức ảnh chụp thời đó- Tướng Grant (áo sậm) bắt tay tướng Lee (áo xanh nhạt), đánh dấu nội chiến Hoa Kỳ kết thúc
Tranh vẽ lại theo bức ảnh chụp thời đó- Tướng Grant (áo sậm) bắt tay tướng Lee (áo xanh nhạt), đánh dấu nội chiến Hoa Kỳ kết thúc. (Ảnh qua Tri Thức Mở)

“Lời thề trung thành” được chỉnh sửa hoàn chỉnh lần cuối cùng đúng vào “Ngày cờ” năm 1954, khi cụm từ “dưới quyền Chúa” được cho thêm vào.

Thế giới đang phải đối mặt với cuộc Chiến tranh Lạnh. Thì ở Washington lại có một nỗi lo bức thiết rằng, ở các nước Đông Dương, Malaysia, Miến Điện, Ấn Độ, và cả Nhật Bản có thể sẽ bị rơi vào tay những người cộng sản vô Thần. 

Nước Nga Xô Viết còn cho xuất bản hẳn hai tạp chí mang tên “Vô thần” ủng hộ chủ nghĩa cộng sản. Điều đáng sợ là, từ Mát-xcơ-va đến châu Á, chủ nghĩa cộng sản đều có thể thắng thế trên chiến trường chính trị. 

Tổng thống Eisenhower đã nhiều lần công bố các bài phát biểu của mình, để chỉ ra bản chất vô thần của chủ nghĩa cộng sản. Cho đến khi lệnh hành pháp được ban hành vào ngày Cờ năm 1954, ông đã đặc biệt ra lệnh cho tất cả người dân Hoa Kỳ phải cam kết đọc lời thề trung thành: “một quốc gia dưới quyền của Chúa”.

Lịch sử đã trải qua dạy cho chúng ta một bài học sâu sắc về bản sắc dân tộc Mỹ: Một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta, và cho cả thế giới này là nhận ra rằng: Mỗi người khi sinh ra đều xứng đáng được hưởng các quyền lợi chính đáng của mình. Đặc biệt là con người không thể quên đi nguồn gốc của sinh mệnh, chính Đấng Tạo Hóa đã ban cho chúng ta hình hài, cũng như luôn bảo vệ và che chở cho chúng ta. 

Lời thề trung thành đã dệt nên những sợi dây của lòng yêu nước, thắt chặt vào cấu trúc xã hội Mỹ trong hơn một thế kỷ qua. Nó đã giúp thống nhất đất nước Mỹ vào thế kỷ XIX, chống lại Chiến tranh Lạnh trong thế kỷ 20. Và nó đáng được bảo tồn khi chúng ta tiến sang thế kỷ 21, với niềm hy vọng bảo vệ sự thống nhất mà tổ tiên anh dũng của người Mỹ đã chiến đấu và hy sinh.

An Nhiên

Theo theepochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x