Lý Khắc Cường phải viết bản kiểm điểm vì nói lên sự thật trong “Lưỡng hội”?

08/06/20, 11:28 Trung Quốc

Vào ngày 3/6, trên mạng lan truyền một bản kiểm điểm được cho là của Lý Khắc Cường viết gửi Tập Cận Bình. Nội dung của bản kiểm điểm này là khi Triệu Lạc Tế, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, thay mặt Bộ Chính trị nói chuyện với ông rằng, những phát biểu của ông tại cuộc họp báo đã gây ra ảnh hưởng chính trị cực kỳ xấu, ông nhận ra sai lầm của bản thân và viết ra bản kiểm điểm này.

Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu tại Lưỡng hội 2020 (Ảnh: Getty Images)

Bản kiểm điểm này được cho là của Lý Khắc Cường viết cho Tập Cận Bình và Bộ Chính trị, thời gian là vào ngày 30/5, nội dung đại khái là Tập Cận Bình và Triệu Lạc Tế thay mặt cho Bộ Chính trị nói chuyện trực tiếp với Lý Khắc Cường về những phát biểu của ông tại cuộc họp báo của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Bản kiểm điểm này có viết rằng: “Họ nghĩ tôi đã không tuân thủ nghiêm ngặt nội dung bài phát biểu được Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị phê chuẩn và tự ý nói ra sự thật rằng có 600 triệu người ở Trung Quốc có thu nhập hàng tháng dưới 1.000 nhân dân tệ (NDT), gây ra ảnh hưởng chính trị cực kỳ xấu, yêu cầu tôi giải thích tình hình và tự kiểm điểm sâu sắc”.

Bản kiểm điểm còn nêu ra: “Tôi đã thừa nhận sai lầm bằng lời nói và giải thích tình hình, điều này đã nhận được sự thấu hiểu và tha thứ của mọi người. Qua sự cố này tôi đã rút ra được bài học cho bản thân, cần phải nghiêm ngặt tuân thủ kỷ luật của tổ chức, thận trọng với lời nói và hành động của mình, tuyệt đối đảm bảo tính nhất quán của ĐCSTQ”.

Một số nhà phân tích cho rằng tính xác thực của bản kiểm điểm này vẫn còn nhiều điểm nghi ngờ, không loại trừ khả năng người dân trong nước “tự mình” giúp Lý Khắc Cường viết kiểm điểm, để tránh ông ta gặp nguy hại. (Ảnh: The Epochtimes)

Sau khi bản kiểm điểm nói trên được tiết lộ, cư dân mạng xôn xao bình luận rằng: “Đây đúng là bản kiểm điểm kiểu mẫu của ĐCSTQ, đã được tập viết từ thời tiểu học … Bây giờ đã làm thủ tướng, vẫn dùng mô típ cũ để viết kiểm điểm”.

Một số nhà phân tích cho rằng tính xác thực của bản kiểm điểm này vẫn còn nhiều điểm nghi ngờ, không loại trừ khả năng người dân trong nước “tự mình giúp Lý Khắc Cường viết kiểm điểm, để tránh ông ta gặp nguy hại. Ngoài ra điều này còn phản ánh sự khốc liệt của cuộc đấu tranh nội bộ trong Trung Nam Hải, đồng thời cũng là một sự châm biếm dành cho bộ máy chính trị của ĐCSTQ.

Nguồn gốc của bản kiểm điểm này bắt đầu vào ngày 28/5. Tại cuộc họp báo sau khi kết thúc Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc của ĐCSTQ, Lý Khắc Cường đã được hỏi rằng liệu nhiệm vụ “xóa đói giảm nghèo” năm nay có thể được hoàn thành hay không?

Ông thừa nhận rằng có 600 triệu người ở Trung Quốc với thu nhập hàng tháng chỉ 1.000 NDT, “1000 NDT khó để thuê nhà ở một thành phố tầm trung, hiện tại lại đang có dịch bệnh”. Một số người có thể tái nghèo, nhiệm vụ thoát nghèo thậm chí còn nặng nề hơn.

Ông cũng nói rằng, hiện có khoảng 60 triệu người sống với mức trợ cấp sinh hoạt tối thiểu, trợ cấp thất nghiệp hay hỗ trợ khó khăn đặc biệt, dự kiến năm nay số lượng còn tăng cao, ông nhiều lần nhấn mạnh rằng, chính phủ trung ương nên đi đầu trong việc “thắt chặt chi tiêu”, và phải “giảm hơn một nửa những khoản chi không cần thiết”, ông còn yêu cầu “các cấp chính phủ đều phải thắt chặt hơn nữa”.

Phát biểu của Lý Khắc Cường được cho là đã phá tan giấc mộng ‘tiểu khang” (Kinh tế bậc trung) vào năm 2020 do Tập Cận Bình đề ra, đồng thời tán đồng mô hình “kinh tế vỉa hè” của Thành Đô, Tứ Xuyên, làm giảm đi áp lực thất nghiệp. Điều này có chút khác biệt với nỗ lực của Tập Cận Bình trong việc thúc đẩy phục hồi sản xuất, đảm bảo xuất khẩu với mong muốn thực hiện kế hoạch “Made in China 2025”.

Truyền thông Pháp phân tích rằng, những lời nói của Lý Khắc Cường như một quả bom hạt nhân siêu cấp, đến nay vẫn tạo ra những ảnh hưởng âm ỉ, và có lẽ là do đã phá vỡ “giấc mơ Trung Hoa”, những năm gần đây giấc mơ này ngày càng lớn, nên lời nói của Lý Khắc Cường khiến nhiều người không thể chịu nổi.

Bài báo cho rằng, dẫu sao thì đây cũng là lời nói của Thủ tướng, không thể bác bỏ. Có những người trở lại mặt đất, có người không cam tâm, đương nhiên vẫn còn những người tỉnh táo, nhận biết đất nước mình đang phát triển ở mức nào.

Một số cư dân mạng cho rằng, nếu câu này không phải là do Lý Khắc Cường nói, họ sẽ bị buộc tội tung tin đồn nhảm.

Nhà bình luận thời sự Trịnh Trung Nguyên phân tích rằng, Lý Khắc Cường đã nói sự thật, nhưng điều này đã minh chứng là có những cuộc đấu tranh nội bộ trong ĐCSTQ, bởi vì sau sự kiện này, bản video hoàn chỉnh về câu trả lời của Lý Khắc Cường đã bị chặn bởi trang web chính thức của chính quyền. Những bài viết tán đồng quan điểm với Lý Khắc Cường của cư dân mạng cũng bị gỡ bỏ.

Sau đó, tờ “Nhật báo kinh tế”, phương tiện truyền thông chính thức của chính quyền, đã đăng một cuộc phỏng vấn với chuyên gia của ĐCSTQ Lý Thực, ông “giấu đầu hở đuôi” mà nói rằng, thu nhập trung bình hàng tháng của 600 triệu người là khoảng 1.000 NDT, chỉ là một “con số trung bình”. Ông cũng bày tỏ rằng 600 triệu người này không chỉ bao gồm những người có việc làm và thu nhập, mà cũng bao gồm cả những người không có việc làm, không thu nhập, chẳng hạn như người già, trẻ em, sinh viên và một số thành phần phụ thuộc khác.

Như vậy còn chưa đủ, tạp chí “Cầu thị” của ĐCSTQ ngày 1/6 đã đăng lại bài phát biểu của Tập Cận Bình năm 2019 về vấn đề xây dựng một xã hội ‘tiểu khang’. Đồng thời, Ban Tuyên giáo ĐCSTQ cũng đăng bài: “Trung Quốc tuyên bố thực hiện mục tiêu ‘tiểu khang’ toàn diện” để tung hô Tập, cũng chẳng buồn để tâm rằng bài phát biểu của Tập là từ năm ngoái.

Bài báo cuối cùng kết luận rằng, cuộc tranh đấu của tầng lớp cấp cao Trung Nam Hải đang rơi vào bế tắc, đâu còn thời gian quan tâm đến sự khó khăn của dân chúng Trung Quốc hay tình cảnh khổ cực của 600 triệu người với mức thu nhập chỉ 1000 NDT mỗi tháng.  Đến cuối cùng các quan chức vẫn một mực tuyên bố “Năm nay đã thực hiện xong ‘tiểu khang’ toàn diện”, nhưng đó cũng chỉ là câu chữ của giới chức trách, một vở kịch để ca tụng công đức của ĐCSTQ mà thôi.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x