Mực nước đập Tam Hiệp tăng cao kỷ lục, số liệu của chính quyền không ngừng ‘nhảy múa’

22/07/20, 09:36 Trung Quốc

Mưa lớn xảy ra ở lưu vực sông Dương Tử đã khiến mực nước của hồ chứa Tam Hiệp tăng vọt. Các quan chức cho biết, ngày 19/7 mực nước đã vượt quá mực nước kỷ lục cao nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, dữ liệu về mực nước do chính phủ cung cấp bắt đầu dao động trong một phạm vi nhất định, và nó không khớp với lưu lượng dòng chảy vào ra của hồ.

Mực nước đập Tam Hiệp tăng cao kỷ lục, số liệu của chính quyền không ngừng ‘nhảy múa’. (Ảnh qua Xinhua)

Theo Tân Hoa Xã, “trận lũ số 2 trong năm 2020 của sông Dương Tử” đã đến, lưu lượng dòng chảy vào Hồ chứa Tam Hiệp đạt 61.000 mét khối mỗi giây vào lúc 8 giờ ngày 18/7, và lưu lượng dòng chảy ra khỏi hồ cũng vì thế mà tăng lên 33.000 mét khối mỗi giây. Con số lưu lượng dòng chảy vào hồ là 61.000 mét khối mỗi giây tiếp tục duy trì trong 18 giờ cho đến sáng sớm ngày 19/7, và sau đó bắt đầu giảm dần.

Báo cáo cho biết, vào lúc 20 giờ ngày 19/7, dòng chảy vào hồ chứa Tam Hiệp đã giảm xuống còn 46.000 mét khối mỗi giây. Vào thời điểm này, mực nước của hồ chứa đã tăng lên 164,18 mét, vượt mốc mực nước cao nhất là 163,11 mét kể từ khi xây dựng hồ chứa tới nay.

Căn cứ theo dữ liệu “mực nước thời gian thực” do “Mạng thủy văn Trung Quốc” của chính phủ cung cấp, mực nước và lưu lượng dòng chảy vào ra của Hồ chứa Tam Hiệp như sau:

Vào lúc 7 giờ ngày 19/7, mực nước là 163,47 mét và lưu lượng dòng chảy ra khỏi hồ là 36.000 mét khối mỗi giây;

Dữ liệu lúc 7 giờ ngày 19. 
(Ảnh chụp màn hình của trang web thủy văn sông Dương Tử)

Vào lúc 8 giờ ngày 19, mực nước là 164,29 mét và lưu lượng dòng chảy ra khỏi hồ là 37.900 mét khối mỗi giây;

Dữ liệu lúc 8 giờ ngày 19. 
(Ảnh chụp màn hình của trang web thủy văn sông Dương Tử)

Vào lúc 19 giờ ngày 19, mực nước là 164,14 mét, và lưu lượng dòng chảy ra khỏi hồ là 40.000 mét khối mỗi giây;

Dữ liệu lúc 19:00 ngày 19. 
(Ảnh chụp màn hình của trang web thủy văn sông Dương Tử)

Vào lúc 20 giờ ngày 19, mực nước là 164,18 mét và lưu lượng dòng chảy ra khỏi hồ là 40.000 mét khối mỗi giây;

Vào lúc 10 giờ ngày 20, mực nước là 164,25 mét và lưu lượng dòng chảy ra khỏi hồ là 40.000 mét khối mỗi giây;

Dữ liệu lúc 10 giờ ngày 20. 
(Ảnh chụp màn hình của trang web thủy văn sông Dương Tử)

Căn cứ theo số liệu chính thức này, từ 8 giờ ngày 18 đến 20 giờ ngày 19, lưu lượng vào đã giảm dần từ 61.000 mét khối mỗi giây xuống còn 46.000 mét khối mỗi giây, trong khi lưu lượng ra tương ứng tăng đều từ 33.000 mét khối mỗi giây đến 40.000 mét khối mỗi giây. Nói cách khác, lưu lượng nước vào luôn cao hơn nhiều so với lưu lượng nước ra.

Tuy nhiên, mực nước tại hồ chứa do chính phủ cung cấp lại không duy trì tốc độ tăng cao. Dữ liệu từ chính phủ cho thấy mực nước đã tăng 0,82 mét lên từ 163,47 mét lên 164,29 mét trong vòng một giờ từ 7 giờ đến 8 giờ sáng ngày 19/7, nhưng sau đó nó bắt đầu “dao động” trong một thời gian dài trong khoảng từ 164,1 mét đến 164,3 mét, dao động lên lên xuống xuống.

Khi mực nước của Hồ chứa Tam Hiệp đạt 164,29 mét, nó đã vượt quá mực nước cảnh báo 145 mét tới 19 mét. Chỉ còn chưa đến 11 mét nữa sẽ cán mốc mực nước cao nhất của hồ chứa Tam Hiệp là 175m. Rõ ràng, nếu mực nước cứ tiếp tục tăng đều với tốc độ 0,82 mét mỗi giờ, chắc chắn nó sẽ “gây ra sự hoảng loạn trong cộng đồng dân chúng”.

Hiện tại, việc đập Tam Hiệp có vỡ hay không đã trở thành một chủ đề được quan tâm rộng rãi cả trong và ngoài nước. Vài ngày trước, các quan chức đã thừa nhận rằng đập Tam Hiệp đã có dấu hiệu “dịch chuyển, biến dạng và rò rỉ”, nhưng họ vẫn khẳng định rằng nó “vẫn ở trọng phạm vi  bình thường”.

Ba dữ liệu của dòng chảy ra, vào và mực nước không nhất quán cho thấy, ít nhất một trong số chúng là “không chính xác” (hoặc cả ba đều không chính xác). Theo những bức ảnh do Tân Hoa Xã công bố vào ngày 19, việc xả lũ của đập Tam Hiệp đã được tăng từ 6 cửa lên 7 cửa. Nếu xả lũ tiếp tục tăng, nó cũng sẽ khiến cho các khu vực hạ lưu “nhân tâm hỗn loạn”.

Mưa lớn trên lưu vực sông Dương Tử vẫn tiếp tục kéo dài. Mực nước trên dòng chính và dòng phụ của sông Dương Tử, hồ Động Đình, hồ Bà Dương đã vượt quá mức cảnh báo trong nhiều ngày, nhiều hồ nước xã lũ, tình hình tràn đê vỡ đê diễn ra liên tục. Giang Tây thậm chí còn chủ động phá đê, lũ lụt lan tràn ở khắp nơi.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x