Nàng công chúa bị bỏ rơi: “Năm 14 tuổi, tôi phát hiện cha mình là một vị vua”

30/05/20, 11:30 Cuộc sống

“Lần đầu tiên xem The Princess Diaries, tôi đồng cảm với nhân vật chính, vì đó cũng là câu chuyện của tôi. Năm 14 tuổi, tôi phát hiện cha mình là tiểu vương của Malaysia” – ‘Công chúa’ Carla Brizuela-Perez chia sẻ.

Carla trong cuộc gặp với cha năm 1996, năm cô 18 tuổi. (Ảnh: Vice.)

Carla Brizuela-Perez, từ nhỏ đã sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả. Nó không khiến cô quá thiếu thốn không đủ ăn đủ mặc, nhưng tuyệt nhiên cũng không phải là thích gì đều có thể mua được. Giống như việc hồi còn niên thiếu, Carla rất thích một chiếc quần jean hiệu Levi’s, hay những chiếc giày sneaker sành điệu, cô cảm thấy nó rất ngầu, “rất Mỹ” nhưng dĩ nhiên mẹ không thể giúp cô mua chúng mà chỉ có thể săn lùng những món hàng rẻ tiền ở những hội chợ đồ cũ. Tuy vậy, Clara không cảm thấy buồn vì điều đó, vì ít nhất cô vẫn có đồ để mặc, có giày để đi mà chưa từng thiếu thốn gì, chỉ là nó hơi cũ mà thôi.

Lần đầu nghe về cha

Từ nhỏ Carla sống cùng với mẹ, và chưa từng được gặp mặt cha, cô không biết ông là ai, tên gì, mặt mũi thế nào, cũng chưa bao giờ Carla hỏi mẹ, cô biết mẹ đã quá bận rộn và cực khổ để nuôi cô khôn lớn. Cô không muốn khiến bà phiền lòng.

Cho đến một ngày, năm Carla 5 tuổi, thầy cô cho mời cha mẹ của học sinh đến trường để họp. Carla về nói lại với mẹ, nhưng mẹ cô chỉ hờ hững đáp một câu: “Cha con không thể đến. Ông ấy bận làm vua”.

Carla và mẹ, bà Dina. (Ảnh: Vice.)

Đấy là lần đầu tiên Carla nghe mẹ nhắc đến cha, đối với mọi đứa con gái trên đời đều tin mình là những cô công chúa bé nhỏ của cha mẹ, và Carla cũng thế, nhưng cô khác hơn, cô là một công chúa đích thực. Cô tin những gì mẹ nói, và không hỏi bà thêm bất kỳ lời nào.

Đến năm 6 tuổi, Carla bắt đầu cùng mẹ chuyển từ Philippines tới Mỹ sinh sống. Qua đây, cuộc sống của hai mẹ con cũng không khá giả hơn. Mẹ cô vẫn phải vật lộn với bên ngoài xã hội để kiếm tiền nuôi cô ăn học. Lắm lúc Carla thầm nghĩ, rõ ràng đây không hề là cuộc sống của một cô công chúa. Cô không rõ mình có nên nghi ngờ về những gì mẹ từng nói với cô năm 5 tuổi hay không? 

Mặc dù vậy, nhưng cô chưa bao giờ dám hỏi mẹ, cô không muốn đào sâu vào những ký ức của mẹ, cô thương mẹ, và không muốn bà phải đau lòng, bởi chuyện một vị vua có con ngoài giá thú với một nữ y tá dân thường nào có vẻ vang gì.

Và rồi câu hỏi này cũng dần trôi vào quên lãng, cô đã gần như sẵn sàng để quên đi danh xưng công chúa đầy mơ hồ của mình, thì bỗng một ngày, năm Carla 14 tuổi. Cô nhận được cuộc gọi của một người đàn ông lạ, ông ta tự xưng là Dato’ Michael, một luật sư đại diện của cha cô. 

Ông nói: “Cha cháu muốn gặp cháu”.

Carla cảm thấy như đang mơ, giấc mơ đã bám lấy cô ngay từ khi còn bé, chính là được gặp cha, người mà bấy lâu luôn là một dấu chấm hỏi trong cuộc đời cô.

Rồi sắp tới đây cô sẽ được biết ông trông ra sao, có nhớ cô giống như cô hay nhớ về ông không, sự tồn tại của cô có từng làm ông thao thức. Carla chưa bao giờ cảm thấy oán trách về việc cha không bên cạnh mình từ nhỏ, điều cô mong muốn chỉ là được gặp ông, được cảm nhận tình yêu của người cha đối với một cô con gái. Cô muốn làm công chúa. Nhưng không phải công chúa của một quốc gia, mà chỉ đơn giản là công chúa bé nhỏ của một người cha đầy yêu thương mình là đủ.

Vài tuần sau đó, Carla lần đầu tiên gặp cha tại London, họ hẹn nhau cùng dùng bữa tại một nhà hàng trong khách sạn nọ. Nhưng cuộc hội ngộ lần đó không giống như những gì cô mong đợi, nó không phải là cảnh một người cha lâu ngày được gặp con gái, bởi ngoài bàn ăn của cô ngồi chung với cha, mẹ và Dato’ Michael, ông còn dẫn theo cả đoàn tùy tùng ngồi ở các bàn bên cạnh. Buổi đoàn tụ gia đình, bỗng lạnh lẽo và giống như một cuộc họp nghiêm nghị nhiều hơn.

Cha của Carla già hơn những gì cô nghĩ, ông đã 60 tuổi, nhưng cô vẫn vui vì nhận thấy giữa mình và cha có một vài điểm tương đồng. Không chỉ là ngoài hình mà cả ở tính cách. Cô nhận thấy ông là người vui vẻ, hài hước và hay châm chọc những người tùy tùng của mình, và Carla cũng thấy mình có những sự tương đồng như vậy.

Cuộc trò chuyện hôm đó giữa hai cha con chủ yếu hỏi về những dự định, và những gì Carla quan tâm khi trưởng thành. Tuy nhiên, cô cũng không thể nói được cởi mở hơn vì khung cảnh hôm ấy khiến cô thấy có phần căng thẳng. 

Trong những năm tiếp theo, cô và cha còn gặp nhau thêm 2 lần nữa. Những lần sau đó có lẽ đã kịp thích nghi nên Carla cảm thấy đỡ căng thẳng hơn, họ chào hỏi nhau bằng những nụ hôn trang trọng lên má. Trong bữa ăn, ông thường hỏi cô các câu hỏi như “Con quan tâm điều gì? Đi học thế nào? Con sẽ vào đại học nào?”. Carla nói với cha rằng, cô sẽ học luật và ông đã hết lời khen ngợi cô. 

Sau lần gặp đó, cô cảm thấy rất hạnh phúc, Carla đã hỏi cha rằng: “Khi nào cha con mình mới có thể gặp lại?”

Nhưng ông đã không trả lời câu hỏi ấy của cô, không hứa hẹn, không đề cập đến tương lai. Dường như bất cứ lúc nào cũng có thể là lần gặp cuối cùng của hai cha con vậy.

Và quả thật, lần thứ 3 gặp mặt đó, cũng chính là lần cuối cùng họ ngồi cùng bàn với nhau. 

Carla và mẹ chụp cùng bố. (Ảnh: Vice.)

Rất nhiều lần cô đã liên lạc với Dato’ Michael qua mail để hỏi thăm về cha. Cô muốn biết khi nào ông ấy sẽ lại thăm cô lần nữa, nhưng Dato’ Michael đã không cho cô bất kỳ hồi âm nào. Cô cũng không thể tự liên lạc với cha vì cầu nối duy nhất chỉ là Dato’ Michael. 

Cho đến năm ngoái (2019), có một người đã nhắn cho cô với dòng tin nhắn: “Xin chia buồn, Carla”.

Cô bàng hoàng kiểm tra các thông tin trên báo chí và phát hiện rằng, cha của mình đã thật sự qua đời. 

“Tôi buồn! Đó là lẽ dĩ nhiên. Dù không phải là người cha lý tưởng, tôi biết mình sẽ không được như ngày nay nếu không có cha. Từ giờ tôi sẽ không còn mối liên hệ nào với một nửa dòng máu trong mình nữa, và ông cũng không thể gặp mặt những đứa cháu mình. Cha cũng không biết tôi đã không theo đuổi nghề luật sư mà đã làm ngành công tác xã hội”, Carla tâm sự.

Clara cùng gia đình nhỏ của mình. (Ảnh: Vice.)

Còn nhớ vào năm 2009, Clara được dịp đặt chân đến Kuantan – thủ phủ bang Pahang, nơi cha cô là tiểu vương. Cô rất nhớ cha nên đã đánh liều gửi một lá thư vào cung điện cho ông thông qua những người lính gác, tất cả đều nghĩ rằng cô chỉ là một fan hâm mộ của ông, nhưng đâu ai biết rằng, Clara chỉ đơn thuần là một đứa con đang rất nhớ cha.

Chia sẻ với truyền thông, mẹ Clara nói: “Thật không công bằng khi con gái tôi bị đối xử như một kẻ bị ruồng bỏ. Con bé chỉ muốn thăm cha và làm quen với anh chị em cùng cha khác mẹ của mình, chưa bao giờ nó có ý định trở thành một người của hoàng gia cả”.

Còn với Clara, cô không hề giận cha, đối với cô cha giống như một giấc mơ không thể với tới. Ông mãi là một vị vua của đất nước, một người cha của những cô công chúa, hoàng tử chính thống, cùng người phụ nữ được cả thế giới biết là vợ ông. Nhưng với Clara và mẹ vẫn mãi mãi chỉ là một giấc mơ, một cơn gió thoáng qua trong đời ông. Clara một nàng công chúa bị bỏ rơi mà thôi.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x