Người chết bầu cho Biden và làm cách nào để gian lận ở Mỹ

10/11/20, 12:07 Góc Nhìn

“Đừng tưởng ở đây mà khó gian lận, đôi khi dễ hơn ở Việt Nam đấy”

Bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ. (Ảnh: AP)

Đêm trước Ngày bầu cử (4/11), có thằng em hỏi tôi: “Anh nghĩ Trump sẽ thắng không?”. Tôi trả lời rằng: “Anh không tin người ta có thể xếp hàng cả buổi để bầu cho người mà đến tận nơi rally còn chẳng được mấy mống (Biden). Nếu Trump thua thì hóa ra tình yêu và lòng nhiệt thành thua sự thù ghét à?”

Sau Ngày bầu cử với vô số chuyện bất thường, đến lượt tôi hỏi nó: “Em à, bên đó có dễ gian lận không?”. Nó nói một câu mà chắc sau này tôi còn nhớ mãi: “Đừng tưởng ở đây mà khó gian lận, đôi khi dễ hơn ở Việt Nam đấy anh.”

Và tôi bắt đầu tìm hiểu.

Phiếu bầu qua thư

  • Theo luật khi đăng kí để bầu qua thư, bạn phải cung cấp ID (thẻ căn cước công dân Mỹ)
  • Nếu không cung cấp ID khi đăng kí, bạn vẫn đăng ký được. Tiểu bang vẫn gởi phiếu bầu qua thư về nhà.
  • Sau khi điền phiếu xong, bạn có thể đem phiếu bầu qua thư đó đến phòng phiếu, xuất trình thẻ ID và hoàn tất. Đây là quy ước chung dù một số bang có vài khác biệt. [1].

Nghe có vẻ chặt chẽ phải không?

Nhiều người phản ánh phòng phiếu không yêu cầu chặt chẽ xuất trình ID.

Luật là như vậy, nhưng vấn đề là tại nhiều phòng phiếu họ KHÔNG yêu cầu xuất trình ID. Việc này dân Mỹ đang phản ánh rất nhiều trên Twitter và các diễn đàn. Những bạn bè của tôi ở Mỹ nhất là tại các bang xanh đều nói rằng các phòng phiếu không áp đặt chuyện phải xuất trình căn cước, thậm chí đeo khẩu trang kín mít vào phòng phiếu rồi bỏ thư vào cũng chấp nhận luôn. Dưới bài tôi có đính kèm ảnh chính người Mỹ nói như thế nào. Không có ID sống tại Mỹ không làm được nhiều việc nhưng vẫn có thể đi bầu.

Thế còn gởi phiếu bầu qua đường bưu điện thì sao?

Vẫn còn bước kiểm tra cuối cùng là kiểm tra chữ kí. Nhưng thời đại này chỉ cần một kho dữ liệu chữ ký, một ông kỹ sư lập trình và một cánh tay robot cầm bút thì giả được mọi loại chữ ký. Kho chữ ký có thể tuồn ra từ một nhánh hành pháp bất kì, ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, vv…. Tay robot thì còn dễ hơn nữa, xem video dưới đây.

Trong quy trình trên, tất cả các bước đều dễ dàng “hợp lệ” chứ không cần tráo thư đổi thư cho phức tạp đâu nha.

Có bạn sẽ hỏi: Thế không ai nhận ra là mình “có bầu ngoài ý muốn” hay sao? Tôi hỏi bạn, nếu bạn không đi bầu bạn có kiểm tra xem tình trạng phiếu bầu của mình như thế nào hay không? Ngay cả khi bạn phát hiện và quyết định kiện thì nó cũng trở thành một trường hợp “anh ta nói cô ta nói”. Bị đơn có thể cho rằng bạn đã bầu với chữ ký trên phiếu giống y như đúc, bây giờ đổi ý muốn ăn chút tiền hòa giải.

Nên nhớ rằng tỷ lệ cử tri đi bầu trên tổng số người đủ tuổi đi bầu của Mỹ không hề cao [2] và chỉ cần vài chục ngàn phiếu ở tiểu bang chiến trường có thể quyết định cục diện cuộc đua.

Và với trường hợp “cụ ông” 118 tuổi dưới đây thì ai sẽ đứng lên nói rằng các người làm giả phiếu bầu của tôi?

Người chết đi bầu

Anh Juan Andres Caro đã phát hiện ở Michigan có một “cụ ông” tên William Bradley sinh tháng 3 năm 1902, năm nay vừa tròn 118 xuân xanh tức già hơn người già nhất thế giới hiện ở Nhật. “Cụ ông” bầu qua thư ở Michigan và còn được xác nhận tình trạng “hợp lệ để bầu vắng mặt trong các lần bầu cử sắp tới”. Phiếu bầu qua thư của cụ được ghi nhận “ballot received” tức nhân viên quầy kiểm phiếu nhận thư này chứ không trả về. [3] Dò theo số an sinh xã hội thì cụ đã an nghỉ năm 1984.

Thông tin phiếu bầu của ông William.

Có bạn cho rằng ông Williams là do người con cùng tên bầu, chưa biết đúng sai nhưng luận điểm vẫn không đổi, vì theo video cung cấp người ta nhập đúng năm sinh của cụ tức là nếu người con có đăng kí thì cũng là kẽ hở pháp luật. Trường hợp của cụ June Aiken (SN 1900) cũng bầu qua thư [5] chỉ có 1 người con gái nhưng đã mất. [6]

Thế nhưng cụ William Bradley không phải là trường hợp duy nhất, cụ còn rất nhiều anh em sinh năm 1900 cũng đủ tư cách bầu qua thư mà không bị trả về (Spoiled Ballot: Null) [4].

Vậy là các cuộc diễu hành của Biden thực ra không hề ít người, chỉ là chúng ta không nhìn thấy họ mà thôi.

Rõ ràng là hệ thống bầu cử của một bang chiến trường quan trọng với 16 phiếu cử tri đoàn là Michigan có lỗ hổng rất lớn. Tệ hơn nữa, thông tin cử tri không được số hóa đồng bộ vì với sức mạnh của máy tính hiện nay rất dễ để nó dán nhãn không hợp lệ lên phiếu bầu của một người được ghi nhận bởi cục an sinh xã hội là đã chết 36 năm trước.

Thế nhưng chuyện không dừng lại ở đó, bang Michigan còn tạo điều kiện cho việc thu hoạch phiếu bầu (ballot harvesting).

Thu hoạch phiếu bầu – Ballot Harvesting

Là việc các cá nhân, tình nguyện viên hoặc người của bên thứ ba thu thập và gửi các lá phiếu cử tri vắng mặt đã hoàn chỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện, chứ không phải do chính cử tri gửi trực tiếp đến các phòng phiếu. Nói nôm na là một người bầu thay cả làng.

Chỉ mới nghe định nghĩa thôi là đã thấy rất nhiều vấn đề, bởi vì bên thứ ba có thể mở thư của cử tri và điều chỉnh trên phiếu bầu giống như anh chàng kiểm phiếu viên lén lút này đây. Lại một lỗi hệ thống vì kiểm phiếu viên không thể có bút viết ở trên bàn.

Hơn nữa, “bên thứ ba” có thể trực tiếp hay gián tiếp “mua phiếu” từ những người ít quan tâm chính trị, không đi bầu, những người già yếu, người vô gia cư và người nghiện ngập, vv…

Thay vì ngăn cản quy trình gây tranh cãi và tạo lỗ hổng cho gian lận này, thì Thẩm phán Tòa tranh chấp (Court of Claims) bang chiến trường Michigan lại tạo điều kiện bằng cách cho phép bên thứ ba có quyền nộp đơn thay cho cử tri ở những khung giờ quầy không hỗ trợ, ví dụ như từ sau 5 giờ chiều thứ Sáu trước Ngày bầu cử đến Ngày bầu cử là 3/11. Có lệnh của quan tòa hẳn hoi [7].

“Tem bưu điện”

Để hợp lí hóa cho việc đếm các phiếu bầu qua thư xuất hiện sau ngày 3/11. Cánh tả đã rất thành công khi thuyết phục rằng tất cả phiếu bầu được bưu điện đóng dấu vào ngày 3 tháng 11 (và trước đó) đều nên được chấp nhận vì nó mang ý nghĩa tương đương với bầu trực tiếp.

Vấn đề ở đây là cái dấu của bưu điện Mỹ xác nhận ngày nó chỉ có một cái hình tròn trắng đen và hình vuông, ghi một số dòng chữ vậy thôi (Xem ảnh bên dưới). Loại mộc này thợ Việt Nam có thể làm giả trong 1 ngày. Hoặc chỉ cần thông đồng với một vài nhân viên bưu điện là đóng mộc thoải mái, chở cả xe tải đến phòng phiếu sau giờ đóng cửa cũng được đếm vì “đóng mộc trước 3/11”.

Con dấu của bưu điện Mỹ có thể dễ dàng làm giả.

Như vậy, quy trình bầu cử của Mỹ cực kì nhiều lỗ hổng để khai thác chứ không chặt chẽ như mọi người tưởng, mà phần lớn là xoay quanh việc bầu qua thư. Điều này bạn đọc ở Mỹ có thể xác nhận.

Tồn tại nhiều bất cập là thế nhưng thị trưởng Gavin Newsom của bang California, thành trì của Đảng Dân Chủ lại đưa ra khả năng bang này có thể chuyển hoàn toàn sang bỏ phiếu qua thư [8].

Những xu hướng ngược đời

Từ năm 1964, Ohio chọn ai thì người đó thắng cử. Cũng từ năm 1964, Florida chỉ chọn sai tân Tổng thống duy nhất có một lần.

50 bang đại diện cho 50 quốc gia nhỏ nhưng có những bang được lấy làm thước đo cho nguyện vọng cử tri toàn nước Mỹ. Ở cả Florida và Ohio người ta đều thấy sự đa dạng sắc tộc, văn hóa và kinh tế đặc trưng của Hoa Kỳ.

Năm 2020, cả Ohio và Florida đều đồng lòng chọn Trump với cách biệt đáng kể (xấp xỉ 400.000 phiếu) nhưng lại không phản ánh được xu hướng chung của các bang chiến trường như trong lịch sử?

Đảng Cộng Hòa và cánh hữu dưới thời Trump có sự thay đổi rất lớn, một thống kê cho thấy Trump là Tổng thống giành được tỷ lệ ủng hộ từ người không phải da trắng cao nhất từ năm 1960 [9].

Cử tri Cộng Hòa lần này là một khối cực kì thống nhất chứ không chia rẽ, họ đồng lòng bầu cho tất cả ứng viên Cộng Hòa tại địa hạt với tỷ lệ rất cao (chỉ bỏ phiếu cho ứng viên một đảng). Ngược lại cử tri của Biden chỉ đoàn kết trong vấn đề “chống Trump” nhưng về chính sách thì chỏi nhau chan chát. Như Ben Shapiro chỉ ra rất rõ rằng mấy đại diện cực tả như IIhan Omar và AOC muốn xã hội chủ nghĩa, dẫn đến sự phản ứng cực mạnh của cử tri gốc Latin như đã thấy tại Florida. Phong trào BLM thì muốn giải tán cảnh sát, điều sẽ gây lo ngại cho cử tri cánh tả ở thành thị. Cử tri đại học thì muốn tăng trợ cấp đồng nghĩa với tăng thuế cho người đã tốt nghiệp đi làm, vv….

Xu hướng ngả sang cánh hữu thể hiện rất rõ ở các cuộc đua vào Nghị viện ở cấp địa hạt. Năm nay Cộng Hòa lập được thành công cực lớn khi giữ được đa số ghế ở Thượng viện dù được dự báo mất đến 5 ghế. Tại Hạ viện thì tình hình còn xấu hơn cho phe Dân Chủ khi trước bầu cử họ dự đoán sẽ ăn thêm 33 ghế, bây giờ hoá ra Đảng Cộng Hòa không thua ghế nào mà còn chiếm ghế ngược lại.

Có nghĩa là “lòng dân” thì muốn những chính sách của Đảng Cộng Hòa, nhưng lại bầu cho Biden nhiều hơn Trump ở những bang quan trọng? Hoặc ngay cả tại Georgia vốn truyền thống bầu cho Cộng Hòa từ năm 1996?

Một dấu hiệu nữa cho “lòng dân” là tương quan tỉ lệ giành phiếu của Joe Biden tại hầu hết các thành phố lớn thua cả Hillary Clinton, nhưng lại “ngẫu nhiên” giành được sự ủng hộ cao bất thường tại 4 địa hạt quan trọng của 4 Bang quyết định như Milwaukee (Wisconsin), Detroit (Michigan), Atlanta (Georgia), Philadelphia (Pennsylvania).

Nên nhớ rằng cách vận động “chống Trump” được thực hiện bởi các hãng truyền thông lớn tức là “đánh trải rộng” chứ không đánh tập trung như Trump bằng diễu hành. Nếu ai có thể thực hiện được điều này thì chỉ có thể là Trump mà thôi.

Thay cho lời kết

Bầu cử Mỹ năm nay là một bài học rằng cơ chế tam quyền phân lập, tôn trọng Dân Chủ vẫn có những kẽ hở to đùng để bị lợi dụng xoay quanh chuyện bầu cử qua thư. Tôi cho rằng việc bầu cử qua thư cần được giới hạn thời hạn trả về và có lý do chính đáng để bầu qua thư như quy định rất chặt chẽ của bang Kentucky: Phải ký xác nhận lí do không bầu trực tiếp. Việc kiểm tra ID của cử tri cần được thực hiện nghiêm ngặt và không cho bên thứ ba mang đến phòng phiếu hộ.

Lá phiếu của mỗi người thể hiện cái quyền rất thiêng liêng là quyền dân chủ. Phiếu của một Tổng thống như Trump cũng chỉ được tính là một mà thôi. Phiếu bầu quan trọng như thế mà trong một xã hội vốn tôn thờ sự công bằng người dân có vẻ như đang quá coi thường nó.

Ở xã hội mà các hãng truyền thông đóng vai quan tòa, mạng xã hội hưởng lợi từ vị thế trung gian nhưng lại tự ý kiểm duyệt, có đến phân nửa dân Mỹ không nhìn ra những việc sờ sờ trước mắt.

Tôi chưa bao giờ bắt gặp một người ủng hộ Biden chứng minh được rằng Trump là một người phân biệt chủng tộc nhưng tôi có thể chứng minh Biden rất phân biệt chủng tộc. Tôi chưa bao giờ hiểu được tại sao người ta nói Trump độc tài khi việc đầu tiên của tất cả nhà độc tài là phải nắm được truyền thông. Tôi chưa bao giờ tìm được lí do để cho rằng Biden sẽ làm tốt hơn Trump trong việc chống COVID, khi chính Biden phản đối lệnh cấm nhập cảnh rất kịp thời của Trump và nhiều khả năng sẽ tập trung hóa xét nghiệm thông qua CDC Mỹ – tổ chức đã nhận rất nhiều chỉ trích trong đợt dịch này.

Tôi thấy Trump chống Trung Quốc bành trướng trên rất nhiều phương diện, hơn hẳn chính phủ mà Joe Biden làm phó Tổng thống khi họ để cho Trung Quốc tự tung tự tác xây đảo nhân tạo khắp Biển Đông.

Hai người ứng viên Tổng thống, một người mới làm 3 năm rưỡi nhưng đã có thể vận động cử tri bằng những thành công của mình. Phía bên kia là một người thâm niên gần 50 năm nhưng vận động dựa trên “Ông ấy tồi tệ” và “Tôi sẽ” chứ mặc nhiên không có “Tôi đã làm được gì”.

Ngay lúc này đây, tôi cũng không hiểu Trump sẽ tuyên bố thế nào thì mới không bị cắt xén tuyên truyền có mục đích nữa. Mọi thứ đều chống lại Trump, bao gồm luôn những cử tri đã chết, cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Chúa phù hộ nước Mỹ.

Tham khảo từ:

  1. https://www.vote.org/voter-id-laws/…
  2. https://www.pewresearch.org/…/in-past-elections-u-s…/
  3. https://twitter.com/realjua…/status/1324226324349751297…
  4. https://www.thegatewaypundit.com/…/seven-voters…/…
  5. https://www.youtube.com/watch?v=OmJll_QXGF4
  6. https://obits.mlive.com/obituaries/jackson/obituary.aspx…
  7. https://www.democracydocket.com/…/20-000108-MM-Opinion…: “As a result, a voter casting an absent voter ballot in the November 2020 general election may select any individual the voter chooses to render assistance in returning an absent voter ballot, but only for the limited time period when assistance from the clerk is not required, i.e., between 5:01 p.m. on the Friday before the election and the close of polls on Election Day.”
  8. https://www.politico.com/…/newsom-california-could…
  9. https://www.nationalreview.com/…/trump-won-highest…/

Theo Michael Anh Vũ

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x