Người đàn bà ghen và những phương thuốc “giải ghen” của người xưa

30/08/18, 16:25 Đọc & Suy ngẫm

Chế độ phụ hệ ngày xưa cho phép đàn ông năm thê bảy thiếp, thấy bông hoa mới và đẹp thì vô tư mang về nhà cắm vào lọ. Thế nên, những câu chuyện về “thuốc giải ghen” mới từ đây mà ra.

Thuốc giải ghen. (Ảnh minh họa qua healthxchange)

“Thuốc giải ghen” của vị đạo sĩ

Trong truyện Hồng Lâu Mộng, sự ghen tuông của Hạ Kim Quế không chỉ tác động đến Hương Lăng, Tiết Bàn, Bảo Thiềm, Bảo Thoa, Tiết phu nhân, mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ cả với người ngoài cuộc: Bảo Ngọc. Trong Đại quan viên, hay thế giới lý tưởng của Bảo Ngọc, các chị em đều phong nhã, thướt tha, đối đãi với nhau tử tế.

Theo cái lý của Bảo Ngọc, Hạ Kim Quế xinh xắn như đóa hoa, ắt không thể cư xử như ác quỷ. Đứng trước một sự việc mà bản thân không có khả năng lý giải, Bảo Ngọc rơi vào trạng thái buồn bực. Anh bèn tìm sự cố vấn của Vương Nhất Niêm, một đạo sỹ, đại phu khéo miệng.

Bảo Ngọc nói: “Xin hỏi có thứ cao nào dán vào mà khỏi được bệnh ghen của đàn bà không?”. Vương Nhất Niêm vỗ tay cười nói: “Việc ấy thì chịu thôi, không những không có bài thuốc, mà tôi cũng không nghe ai nói đến bao giờ“.

Bảo Ngọc cười nói: “Như thế xem ra chẳng thể làm được gì”. Vương Nhất Niêm liền nói: “Không có cao chữa bệnh ghen, nhưng có một loại thuốc uống may ra có thể chữa được. Nhưng phải dần dần chứ không thể khỏi ngay được”.

Bảo Ngọc hỏi: “Thuốc gì vậy? Cách uống như thế nào?”. Vương Nhất Niêm nói: “Thuốc ấy gọi là thuốc ‘chữa ghen’. Lấy một quả lê mùa thu hạng tốt, hai cân đường, một cân trần bì, ba bát nước, sắc đến khi lê chín thì thôi. Sáng nào cũng ăn một quả và cứ ăn đi ăn lại mãi sẽ khỏi“.

Kết quả hình ảnh cho phương thuốc quả lê
Phương thuốc quả lê chữa bệnh ghen của đại phu Vương Nhất Niêm. (Ảnh minh họa)

Bảo Ngọc nói: “Như thế đâu có đáng gì đâu, chỉ sợ không công hiệu“. Vương Nhất Niêm nói: “Một thang không khỏi thì uống mười thang, hôm nay không khỏi thì ngày mai uống tiếp, năm nay không khỏi thì sang năm. Vì ba vị thuốc này đều nhuận phế, khai vị, không hại đến người. Thuốc vừa ngọt, vừa khỏi ho, lại dễ uống; uống đến khi một trăm tuổi, hoặc tới khi chết, mà chết rồi thì còn ghen vào đâu nữa? Lúc ấy chẳng phải đã có công hiệu rồi sao“.

Bảo Ngọc và Dính Yên đều cười và mắng: “Đúng là đồ bẻm mép”. Vương Nhất Niêm nói: “Chẳng qua chỉ là đùa vui một chút lúc buổi trưa nhàn rỗi thôi, có vấn đề gì đâu? Chọc các vị cười là đáng giá rồi. Nói cho các vị biết, ngay cả thuốc dán cũng là giả. Ta nếu có thuốc thật, ta đã ăn hết làm Thần Tiên rồi, việc gì phải lăn lộn ở nơi này?”.

Lão đạo sĩ trêu cười Bảo Ngọc, nhưng khiến cho Bảo Ngọc phải suy tư, lê mùa thu đã ngọt, sên nước đường lại càng ngọt, dùng cái ngọt để áp chế ghen (tiếng Trung đồng nghĩa với giấm chua), thật là hợp lý. Nhưng phải chờ chết đi mới có công hiệu.

Nhưng mà, vị ngọt của “thuốc giải ghen” này nếu đến từ tay của người đàn ông hiếm khi vào bếp, đảm bảo người phụ nữ kia sẽ cười híp mắt, như vậy còn quan tâm gì tới việc tranh đấu với người phụ nữ khác kia chứ. Đây chỉ là khi người đàn ông gặp phải những phụ nữ bình thường, còn nếu như đụng phải người phụ nữ hay ghen, chua còn hơn cả giấm, thử hỏi phương thuốc đùa cợt này có trị nổi không?

“Canh ghen tức” của Chu Nguyên Chương

Lại nói, sau khi Chu Nguyên Chương trở thành hoàng đế khai quốc của Đại Minh, để tỏ lòng biết ơn đối với công lao to lớn của khai quốc đại tướng Thường Ngộ Xuân, đã tặng thưởng ông vài mỹ nữ. Điều không may là thê tử của Thường Ngộ Xuân rất hay ghen tuông, khiến cho vị võ tướng này thực sự rất sợ hãi, không dám chính thức tiếp nhận các mỹ nữ mà đế vương ban cho.

Nghe nói, có lần Thường Ngộ Xuân say sưa ngắm nhìn bàn tay thon ngọc của một mỹ nữ được ngự thưởng khiến thê tử của ông giận không kềm được mà chặt luôn cánh tay của vị mỹ nữ kia. Tin này truyền đến tai Chu Nguyên Chương, hoàng đế nổi giận sai người áp tải vợ của Thường Ngộ Xuân vào cung.

Hôm sau Chu Nguyên Chương lệnh cho thái giám đem một nồi canh tới, muốn Thường Ngộ Xuân nếm thử. Thường Ngộ Xuân không biết trong canh dùng nguyên liệu gì để nấu, cho đến khi Chu Nguyên Chương nói rằng, đây là bát “canh ghen tức” mà cổ nhân chưa từng có và sau này cũng khó có, Thường Ngộ Xuân lập tức sợ hãi biến sắc…

Chu Nguyên Chương ban cho Thường Ngộ Xuân bát“canh ghen tức”. (Ảnh minh họa qua xuehua)

Sau khi Thường Ngộ Xuân về đến dinh thự tìm không thấy vợ đâu, theo lời thuộc hạ bẩm báo, mới hiểu được bát canh hoàng đế muốn mình uống là do cái gì chế thành. Sau khi minh bạch mọi chuyện, Thường Ngộ Xuân kinh hãi đến nỗi sinh bệnh, điên điên dại dại mà qua đời ở tuổi 39.

Thường Ngộ Xuân uống bát canh thịt đã ra nông nỗi này, vậy Chu Nguyên Chương, người nghĩ ra bát “canh ghen tức” tàn khốc như vậy thì sao? Theo “Bạch Hạ tạp đàm”, vào cuối thời Minh, Chu Nguyên Chương sau sự kiện bát “canh ghen”, từng đêm đều không thể an bình. Vì oan hồn của ác phụ kia hàng đêm đều vào trong giấc mơ của ông, hung hăng mà quấy nhiễu.

Cuối cùng, Chu Nguyên Chương ngay giữa ban ngày đi đôn đốc xây trường lăng cho chính mình, đều gặp phải hồn phách của ác phụ kia: “Chỉ thấy thê tử của Thường Ngộ Xuân xông thẳng đến, chỉ vào ông mà mắng chửi, nói là muốn ông không được sống yên ổn”.

Nghe nói sau khi Chu Nguyên Chương băng hà, oan hồn lại đến lăng mộ của ông mà tra tấn, để ông chết không được yên ổn. Vì vậy, theo đề nghị của thầy phong thủy, trong Minh Hiếu Lăng đã thiết kế xếp đặt những đường rẽ “quanh co lòng vòng”, dụng ý nhằm ngăn cản oan hồn kia chỉ biết “đến thẳng đi thẳng” mà tự tiện xông vào cung điện dưới mặt đất.

Tuy nhiên, đây chỉ là truyền thuyết dân gian, sau này người hiểu y thuật đối với sự việc mà Chu Nguyên Chương gặp quỷ ngay giữa ban ngày, cho rằng chỉ là Chu Nguyên Chương lúc tuổi già bị bệnh tâm lý, cho nên mới xuất hiện bệnh trạng nhìn thấy ảo giác, nghe thấy ảo thanh như vậy.

Kỳ thực, dù Bảo Ngọc quan tâm “thuốc giải ghen” hay là Chu Nguyên Chương nghĩ ra bát “canh ghen”, những điều này cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ, bất luận là đối nhân hay hành sự chớ nên quá độ. Không thể phóng túng tâm tính, trở thành một người đố kỵ, như vậy không chỉ sẽ quấy nhiễu những người xung quanh mà còn đem đến tai họa cho bản thân mình.

Tuệ Tâm, theo Secret China

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x