Người giúp Tần Thủy Hoàng tìm đan dược cũng chính là tổ tiên của người Nhật?

14/08/18, 09:14 Cổ Học Tinh Hoa

Tần Thủy Hoàng vốn là người yêu thích cầu tiên học đạo, sau khi thống nhất 6 nước, ông đã phái phương sĩ Từ Phúc đi về phía Đông ra biển để tìm thuốc tiên, kết quả Từ Phúc đã một đi không trở lại. Vậy rốt cuộc Từ Phúc đã đi đâu?

Từ Phúc vượt biển về phía Đông. (Ảnh qua 光头奇趣百科)

Từ Phúc là người ở Lang Nha của đất Tề (nay là Cống Du, Giang Tô), một nhà giả kim nổi tiếng của triều đại nhà Tần. Ông từng bái tiên sinh Quỷ Cốc Tử nổi tiếng thời Chiến Quốc làm thầy, vì vậy ông có kiến thức rất uyên thâm, thông hiểu y học, thiên văn học, còn rất thích giúp đỡ người khác, vì thế tên tuổi của ông nổi danh khắp vùng duyên hải khi đó.

Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế khai sáng ra nền văn minh Trung Hoa, lại là người rất yêu thích cầu tiên học đạo. Theo “Sử ký –Tần Thủy Hoàng bản ký” của Tư Mã Thiên có ghi rằng: “Vào năm thứ 28 thời Tần Thủy Hoàng (năm 219 TCN), Từ Phúc người nước Tề dâng thư lên hoàng đế, tấu rằng ngoài biển có ba ngọn núi có Thần tiên cư ngụ, tên Bồng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu, và xin được cùng với các ‘đồng nam đồng nữ’ (nam nữ nhỏ tuổi) đi tới đó. Thế là hoàng đế đã ban cho Từ Phúc hàng ngàn đồng nam đồng nữ đi cùng với ông ra biển tìm kiếm Thần tiên”. Nhưng có vẻ Từ Phúc chưa có tiên duyên nên chưa thể tìm thấy được.

Tần Thủy Hoàng. (Ảnh qua 搜狐)

Năm thứ 37 thời Tần Thủy Hoàng (năm 210 TCN), Từ Phúc lại một lần nữa thỉnh cầu Tần Thủy Hoàng, nói rằng “Trên Bồng Lai có thể tìm được thuốc tiên, nhưng vì ngoài biển có cá mập lớn, cho nên không có cách nào để lấy được. Mong hoàng đế có thể ban cho người giỏi bắn cung đi theo ông tìm thuốc, hễ nhìn thấy cá mập là bắn nó liên tục”.

Tần Thủy Hoàng đã đồng ý, và thế là Từ Phúc mang theo 3000 đồng nam đồng nữ, hàng trăm nô tài, cùng những người giỏi bắn cung và ngũ cốc ra biển. Kết quả là lần đi này Từ Phúc đã một đi không bao giờ trở lại.

Tần Thủy Hoàng không đợi được Từ Phúc trở lại và đã băng hà. Trong “Sử Ký” có nhắc đến chuyện Từ Phúc xuống biển, nhưng không đề cập đến chuyện ông vượt qua biển Đông tới Nhật Bản.

Vậy rốt cuộc Từ Phúc đã đi đâu?

Trong “Tam Quốc Chí – Ngô Chí” của thời Ngụy Tấn có viết: “Mùa xuân Hoàng Long năm thứ hai (năm 230), vua Ngô phái tướng quân Vệ Ôn, Gia Các trực tiếp dẫn đoàn binh sĩ đi thuyền trên biển tìm kiếm Di Châu và Đản Châu. Tương truyền rằng Tần Thủy Hoàng đã sai Từ Phúc và những người khác đi tìm núi tiên Bồng Lai và thuốc tiên, họ đã ở lại Đản Châu mà không trở về.

Tại đây các thế hệ người sinh sống đã được hơn chục nghìn hộ, một số người ở đây thi thoảng sẽ đến Hội Kê (nay là Chiết Giang) để giao dịch mua bán. Khi người Hội Kê ra biển, cũng từng bị gió thổi đến Đản Châu. Đoàn quân của Vệ Ôn đã tìm kiếm họ trong một thời gian dài, bởi vì Đản Châu quá xa xôi để có thể tiếp cận. Tuy nhiên, họ đã tìm thấy Di Châu, và đưa được hàng ngàn người từ Di Châu vào lại đất liền”.

Theo ghi chép như trên, thì Di Châu chính là Đài Loan. Còn Đản Châu thì ở ngoài biển Đông cách Hội Kê rất xa.

Trong “Sử ký chính nghĩa”, Trương Thủ thời nhà Đường cho rằng, Đản Châu ở biển Đông, trên đó có hàng chục ngàn hộ dân. Người Ngô trong “Ngoại quốc đồ” có nói rằng Đản Châu ở cách Lang Nha đến vạn dặm. Sau triều đại Tần Hán, Hoàng Hải ngày nay và Đông Hải khi đó đều được gọi là “biển Đông”, và tại biển Đông này có hàng chục ngàn nhân khẩu, Đản Châu nằm cách Sơn Đông đến vạn dặm, rất có thể đó chính là Nhật Bản.

Sau thời Ngũ đại (thời Ngũ đại thập quốc năm 907-979), hòa thượng Nghĩa Sở của chùa Khai Nguyên ở Tề Châu, tỉnh Sơn Đông đã viết một cuốn sách gọi là “Nghĩa Sở lục thiếp”, trong sách có chương viết về Nhật Bản:

“Nước Nhật Bản hay còn gọi là Nụy Quốc, ở biển Đông. Thời nhà Tần, Từ Phúc đã mang 500 đồng nam, 500 đồng nữ đến dừng chân tại đất nước này, có một ngọn núi tên là ‘núi Phú Sĩ’, còn gọi là ‘Bồng Lai’ ở cách xa đến ngàn dặm về phía Đông Bắc. Từ Phúc đã đến nơi này và gọi nó là ‘Bồng Lai’, con cháu của ông đều mang họ ‘Tần’”.

Quyển sách này lần đầu tiên đã khẳng định rằng nơi mà Từ Phúc băng qua biển Đông đặt chân đến chính là Nhật Bản, họ Tần của người Nhật Bản cũng chính là hậu duệ của ông, họ vẫn còn giữ gìn phong tục của mình.

Sở dĩ hòa thượng Nghĩa Sở giải thích được rõ ràng như vậy là vì vào đời Minh Tông hậu Đường, có vị hòa thượng người Nhật là đại sư Hồng Thuận đã đến Trung Quốc, ông với đại sư Nghĩa Sở có mối quan hệ thân thiết, có lẽ vì thế mà ông ấy đã kể tất cả về lịch sử Nhật Bản, bao gồm cả chuyện của Từ Phúc.

Đến thời Tống, chuyện Từ Phúc vượt biển Đông đến Nhật Bản đều được mọi người tin tưởng, không chỉ nhận định Từ Phúc chính là tổ tiên của người Nhật, mà nền văn hóa và công nghệ tiên tiến mà Từ Phúc vượt biển mang đến Nhật Bản đã có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đất nước này, khiến cho xã hội nguyên thủy (thời kỳ Jomon) vốn dĩ chưa có chữ viết và không biết trồng trọt, đột nhiên bước lên thời đại Yayoi biết sử dụng đồng thau. Điều này đã được công nhận trong giới học thuật và khảo cổ học Nhật Bản ngày nay: nền văn hóa Yayoi có nguồn gốc từ văn hóa duyên hải của miền Bắc Trung Quốc.

Năm 1368, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã giành được thiên hạ. Khi cao tăng người Nhật Bản Nakajin bái kiến Chu Nguyên Chương đã viết một bài thơ, câu đầu tiên nói rằng “Hùng dã phong tiền Từ Phúc tự”, ý rằng trên đỉnh Kumano có đền thờ Từ Phúc. Kumano chính là một huyện núi ở tỉnh Wakayama của Nhật Bản và là đền thờ Từ Phúc đầu tiên tại Nhật Bản đã được chứng thực.

Kể từ đó, hầu hết các nhà sử học Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên đều đem câu chuyện Từ Phúc vượt biển Đông đến Nhật Bản vào sử sách. Ngoài ra, trong truyền thuyết của Nhật Bản, Từ Phúc còn được xem là cha đẻ của người Nhật, và họ xem ông là “Thần võ Thiên hoàng” của Nhật Bản.

Hiện nay, em trai thứ ba của Hoàng đế Nhật Bản Showa, cũng tán đồng quan điểm “Từ Phúc chính là Thần võ Thiên hoàng”. Ngày 29/4/1980, tại tỉnh Saga của đảo Kyushu Nhật Bản đã long trọng tổ chức buổi lễ cúng tế “Từ Phúc đại tế” để mừng ngày sinh “Thiên hoàng”, trong bài ca tế có lời hát như sau: “Lịch sử dài 2000 năm, vui mừng ngày tế Thần xã, phụng mệnh vua Tần, mang đồng nam đồng nữ theo, Từ Phúc băng qua biển dừng ở chùa Minh Hải rồi vào đất liền, vượt qua những bãi lau sậy um tùm bước về phía trước”.

Cuộc tranh luận về chuyện Từ Phúc vượt biển đến Nhật Bản có lẽ vẫn chưa dừng lại, nhưng có một điều chắc chắn chính là vào thời Tiên Tần và thời Tần có rất nhiều người Trung Quốc đã đến Nhật Bản, và đã truyền bá hạt giống văn hóa Trung Hoa đến quần đảo Nhật Bản, có tác động sâu sắc đến sự phát triển của Nhật Bản.

Tượng Từ Phúc ở Nhật. (Ảnh: Wikimedia)

Lý do Tần Thủy Hoàng sai Từ Phúc vượt biển

Trong “Liệt tiên truyện” ghi rằng, Tần Thủy Hoàng phái người ra biển để tìm núi Bồng Lai là vì có một vị Thần tiên là An Kỳ tiên sinh sống ở núi Bồng Lai. Chính vị Thần này đã dặn Tần Thủy Hoàng phải đi tìm ngài.

An Kỳ tiên sinh vốn là một người ở làng Gia Phụ và bán thuốc ở ven bờ biển Đông, lúc ấy mọi người gọi ông là ông lão ngàn tuổi. Tần Thủy Hoàng đã cho mời An Kỳ tiên sinh đến nói chuyện riêng với mình trong ba ngày ba đêm, rồi ban cho ngài hàng ngàn vạn vòng vàng châu báu.

Sau khi An Kỳ tiên sinh trở về ngôi đình ở làng Gia Phụ, đã đặt tất cả báu vật mà Tần Thủy Hoàng ban cho mình ở đó, rồi để lại một bức thư cùng một đôi giày ngọc bích màu đỏ, thư viết rằng: “Mấy năm sau hãy đến núi Bồng Lai tìm ta”.

Có lẽ nào núi Bồng Lai chính là núi Phú Sĩ ở Nhật Bản? (Ảnh qua Pinterest)

Tần Thủy Hoàng liền sai sứ giả Từ Phúc, Lư Sinh và hàng trăm người khác lên thuyền ra biển, nhưng khi họ còn chưa đến được núi Bồng Lai, thì đã phải quay trở lại vì sóng to gió lớn. Sau này, người dân đã xây dựng hơn chục ngôi miếu ở làng Gia Phụ và ven biển.

Truyền thuyết kể rằng Từ Phúc đã tìm thấy núi Bồng Lai, nhưng lại không mang thuốc trường sinh bất lão về cho Tần Thủy Hoàng, nguyên nhân cũng không rõ tại sao.

>>> Bốn mãnh tướng thời cổ đại, người thứ 4 trúng hàng trăm mũi tên mới nhắm mắt

>>> Những câu chuyện về khả năng chữa bệnh độc đáo của thần y Chu Đan Khê (P.1)

Tuệ Tâm, theo NTDTV

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x