Ông lão ban đan dược trường sinh cho thị nữ của Dương Quý Phi

26/10/18, 16:48 Thế giới tâm linh

Tiết Chiêu tính tình cương trực, là một bậc hảo hán, trượng nghĩa, đã vì người khác mà không tiếc hy sinh bản thân. Sau may mắn gặp được cao nhân giúp đỡ ban tặng tiên dược, còn tiên tri cho Tiết Chiêu về mối nhân duyên sau 100 năm của mình.

Ông lão ban đan dược trường sinh cho thị nữ của Dương Quý Phi.
Ông lão ban đan dược trường sinh cho thị nữ của Dương Quý Phi. (Ảnh minh họa)

Vào những năm cuối Nguyên Hòa thuộc triều đại nhà Đường, Huyện úy huyện Bình Lục là Tiết Chiêu, chịu trách nhiệm cai quản về trật tự trị an và các hành vi trộm cắp tại huyện. Tiết Chiêu là một người chính trực khảng khái, ông xưa nay luôn ngưỡng mộ cách sống của danh tướng Quách Chấn, và nhà thư pháp Lý Ung vào thời đầu nhà Đường.

Lén thả phạm nhân, bị giáng làm dân thường

Vào một năm nọ, triều đình đã bắt giam một phạm nhân, người này đã giết người để trả thù cho mẹ mình. Một đêm, trong lúc Tiết Chiêu đang làm nhiệm vụ, ông đã lặng lẽ đưa cho phạm nhân này một ít bạc và thả hắn đi.

Sau khi hoàng đế biết được chuyện này, đã giáng Tiết Chiêu xuống làm dân thường và đày đến Hải Đông. Ngày thánh chỉ giáng chức được đưa xuống, Tiết Chiêu không đòi hỏi tài sản gì cả, mà chỉ ra đi cùng với một cái nồi bạc.

Khi Tiết Chiêu làm Huyện úy, thường ngày ông hay qua lại với một ông lão tên Điền Sơn Tẩu. Người ta nói rằng Điền Sơn Tẩu có đạo thuật, và đã sống được vài trăm năm rồi. Khi biết được Tiết Chiêu phải đi đến Hải Đông, Điền Sơn Tẩu đang mang theo một bình rượu ngon và chắn ngang đường để đưa tiễn ông.

Điền Sơn Tẩu nói: “Ngài là một người trượng nghĩa! Vì giải thoát cho người khác, mà bản thân mình phải gánh chịu tội danh. Ngài giống như Kinh Kha từng hành thích vua Tần, và sát thủ Nhiếp Chính từng hành thích tể tướng Hiệp Lũy của Hàn Quốc, đều là những người xem trọng nghĩa khí! Xin hãy để tôi đi cùng với ngài”.

Tiết Chiêu nghĩ đến đường đi còn xa, mà Điền Sơn Tẩu thì tuổi đã cao, làm sao có thể đi nổi. Nhưng Điền Sơn Tẩu không ngừng nài nỉ, sau cùng Tiết Chiêu cũng đã đồng ý.

Ông lão ban tặng đan dược, còn tiên tri về một mối nhân duyên

Tiết Chiêu và Điền Sơn Tẩu vui vẻ uống rượu cùng nhau, Điền Sơn Tẩu đã uống đến say mèm, rồi thì thầm nói với Tiết Chiêu rằng: “Bây giờ ngài có thể bỏ chạy rồi”. Tranh “Xuân hoa trú cẩm” của Thẩm Châu đời nhà Minh, được lưu giữ tại Bảo tàng Cố cung Quốc gia ở Đài Bắc. (Ảnh từ epochtimes)

Điền Sơn Tẩu theo chân Tiết Chiêu và người lính áp giải đi đến thị trấn Tam Hương ở Quảng Đông, lúc đến đêm, Điền Sơn Tẩu đã mang cầm quần áo của mình để đổi lấy tiền mua rượu về uống cùng Tiết Chiêu. Điền Sơn Tẩu uống đến say mèm, rồi tách mình ra khỏi những người xung quanh, thì thầm nói với Tiết Chiêu: “Bây giờ ngài có thể bỏ chạy rồi”.

Điền Sơn Tẩu nắm tay Tiết Chiêu, cùng chạy ra khỏi vùng ngoại ô phía đông, sau đó tặng cho Tiết Chiêu một viên đan dược, Điền Sơn Tẩu nói rằng: “Thuốc này không chỉ có thể chữa được bệnh, mà khi ăn nó vào có thể không cần ăn thức ăn nữa”.

Điền Sơn Tẩu nói thêm với ông rằng: “Từ đây ngài cứ đi thẳng về phía bắc cho đến khi nhìn thấy nơi có cây cỏ rậm rạp, thì có thể tạm thời dừng chân nghỉ ngơi, không những ngài có thể thoát khỏi tai họa, mà còn đạt được một mối nhân duyên”. Sau đó hai người đã từ biệt nhau.

Tiết Chiêu cứ đi thẳng về phía trước, khi đi đến Lam Xương Cung, ông nhìn thấy nơi đó có những cây cổ thụ cao lớn và rừng tre rậm rạp. Tiết Chiêu nhảy qua tường để vào cung, rồi trốn ở phía tây của cung điện. Mặc dù những người đuổi bắt ông đã chạy tìm khắp nơi, nhưng vẫn không thể tìm thấy bóng dáng ông đâu cả.

Đợi đến đêm, lúc ấy xung quanh chỉ còn những cơn gió mát và ánh trăng sáng, một khoảng không gian yên tĩnh vô cùng. Vô tình, Tiết Chiêu trông thấy ba mỹ nhân đang đứng trước bậc thềm, nói cười và bước đi cùng nhau, họ nhường nhau đi lên thảm hoa rồi cùng dùng cốc tê giác để uống rượu.

Đêm trăng đẹp đẽ tác thành nhân duyên

Vị mỹ nhân ở vị trí phía trước tưới rượu xuống mặt đất, và cầu nguyện một cách chân thành: “Cát lợi cát lợi, người tốt gặp được nhau, kẻ ác sẽ tránh xa”. Vị mỹ nhân kế đó thì nói: “Vào một đêm trăng đẹp như vậy, chúng ta gặp gỡ nhau tại đây, tuy là có người tốt, nhưng làm sao có thể dễ dàng gặp được đây?”

Tiết Chiêu theo dõi họ qua khung cửa sổ, lắng nghe những lời họ nói với nhau, ông bỗng nhớ lại lời tiên tri của Điền Sơn Tẩu, nên đã bước ra và nói rằng: “Vừa nãy tôi nghe thấy phu nhân nói rằng, ‘Làm sao có thể dễ dàng gặp được người tốt đây?’, Tôi đây tên là Tiết Chiêu, tuy rằng không có tài cán gì nhiều, nhưng mong rằng có thể được xem là một trong số những người tốt”.

Trông thấy Tiết Chiêu, ba vị mỹ nhân đã kinh ngạc rất lâu, sau đó họ mới định thần lại rồi hỏi ông rằng: “Chàng là ai, tại sao lại trốn ở đây?”. Tiết Chiêu đã kể hết sự thật câu chuyện của mình. Sau đó, những người đẹp này đã dành một chỗ ngồi ở phía nam của thảm hoa ra, rồi mời Tiết Chiêu ngồi xuống.

Được tham gia vào cuộc chuyện trò, Tiết Chiêu đã hỏi về tên của các người đẹp. Người lớn tuổi nhất tên là Trương Vân Dung, tiếp theo là Tiêu Phụng Đài, và người nhỏ nhất là Lưu Lan Kiều.

Trong lúc bốn người cùng uống rượu rất vui vẻ, Lưu Lan Kiều đã sai người mang đến viên xí ngầu, để bói quẻ nhân duyên: ba người thay phiên nhau ném xí ngầu, và người ném được mặt màu đỏ tức là có nhân duyên tiền định với Tiết Chiêu. Kết quả là, Trương Vân Dung đã ném được.

Lưu Lan Kiều đưa hai chiếc cốc cho Trương Vân Dung và Tiết Chiêu, rồi rót rượu cho họ, bảo họ uống rượu giao bôi. Tiết Chiêu nâng cốc lên và nói lời cảm ơn họ.

Thị nữ của quý phi cầu đạo được đan dược

Vào thời Huyền Tông triều nhà Đường, Trương Vân Dung từng là thị nữ của Dương Quý Phi, rất được quý phi thương yêu. Tranh “Minh hoàng hạnh thục đồ” của Lý Tư Huấn thời nhà Đường. (Ảnh từ epochtimes)

Tiết Chiêu hỏi Trương Vân Dung là người quê ở đâu, tại sao lại đến ở đây. Trương Vân Dung nói rằng, vào thời Huyền Tông triều nhà Đường, mình từng là thị nữ của Dương Quý Phi, rất được quý phi thương yêu. Dương Quý phi thường để cho nàng độc diễn điệu múa “Nghê Thường” tại Cung Tú Linh, hơn nữa còn tặng cho nàng một bài thơ:

“La tựu động hương hương bất dĩ, hồng cừ niễu niễu thu yên lí.

Khinh vân linh thượng sạ dao phong, nộn liễu trì biên sở bật thủy”

Tạm dịch:

“Tay áo lụa phất hương hương thơm mãi, dáng hoa đỏ yểu điệu trong làn khói thu.

Làn mây trên đỉnh núi bỗng đung đưa gió, liễu xanh bên hồ ngập ngừng chạm nước”

Lúc đó, Đường Huyền Tông đã ngâm thơ rất lâu, sau đó còn sáng tác thêm một bài thơ tiếp nối, nhưng tiếc là Trương Vân Dung không thể nhớ được. Huyền Tông cũng đã ban cho Trương Vân Dung đôi vòng đeo tay bằng vàng. Trương Vân Dung cùng lúc nhận được sự yêu mến của cả Hoàng đế Huyền Tông lẫn Quý phi, nên rất được sủng ái trong số các thị nữ.

Hoàng đế Huyền Tông rất kính trọng các bậc tu đạo, ngài đã từng bàn về chuyện học đạo với Thân Thiên sư. Hai người Dương Quý Phi và Trương Vân Dung cũng lặng lẽ lắng nghe câu chuyện đàm đạo của họ. Trương Vân Dung đã nhiều lần dâng trà và thảo dược cho Thiên sư, trong một lần nọ, nhân lúc Thiên sư đang thảnh thơi, Trương Vân Dung đã cúi đầu trước Thân Thiên sư, xin ngài ấy ban cho mình đan dược.

Thân Thiên sư nói rằng Trương Vân Dung không có duyên tu đạo, bởi vì nàng không thể sống lâu ở thế gian. Trương Vân Dung buồn khổ van nài: “Tiểu nữ nghe nói rằng buổi sớm được nghe đạo, thì chiều chết cũng an lòng, làm sao lại không có duyên phận chứ?”

Thân Thiên sư trông thấy nàng có ý chí vững chắc như vậy, nên đã ban cho nàng một viên giáng tuyết đơn, nói rằng: “Một khi ngươi đã ăn nó, thì ngay cả khi chết đi rồi, cơ thể cũng sẽ không bị hư hại. Tuy nhiên, ngươi cần phải đóng chiếc quan tài lớn một chút, xây mộ rộng một chút, ngậm viên ngọc thật trong miệng của mình, dựng ngôi mộ tại nơi thoáng đãng, có như vậy thì linh hồn của ngươi mới không bị trôi dạt trong không trung”.

Thân Thiên sư cũng tiên đoán rằng, vào một trăm năm sau, nàng sẽ gặp được một người tại thế gian, và kết thành vợ chồng với người đó, rồi sau đó mới có thể sống lại và trở thành địa tiên.

Cao nhân ngoại thế tạo nên huyền thoại

Dương Quý phi tiếc thương Trương Vân Dung, nên đã ra lệnh cho người chôn cất Trương Vân Dung theo lời đã nói của Thân Thiên sư. Một góc bức tranh “Trâm hoa sĩ nữ đồ” của Châu Phưởng thời nhà Đường. (Ảnh từ epochtimes)

Trước khi Trương Vân Dung qua đời đã nói lại với Dương Quý phi biết những lời của Thân Thiên sư. Dương Quý phi tiếc thương Trương Vân Dung, nên đã ra lệnh cho người chôn cất Trương Vân Dung y theo những lời của Thân Thiên sư. Sau đó, chuyện quả nhiên xảy ra giống như lời tiên đoán của Thân Thiên sư, vào một trăm năm sau, Trương Vân Dung gặp được Tiết Chiêu, và hai người đã kết thành vợ chồng, nàng thở dài nói: “Đây chính là số phận, chứ không phải ngẫu nhiên”.

Lắng nghe lời kể cảm động của Trương Vân Dung, Tiết Chiêu rất thán phục tài tiên đoán chuyện 100 năm sau của Thân Thiên sư, nên đã hỏi Trương Vân Dung về tướng mạo của Thân Thiên sư. Sau khi nghe những mô tả của Trương Vân Dung, Tiết Chiêu đã vô cùng ngạc nhiên, và nhận ra rằng thì ra ông lão mang rượu đến uống cùng và đưa tiễn ông, người mà đã cùng ông đi cả đoạn đường chính là Thân Thiên sư.

Sau khi cơ thể của Trương Vân Dung được tái sinh, nàng đã cùng Tiết Chiêu trở về Kim Lăng để định cư. Vì cả hai người đều đã dùng tiên đơn nên họ đều không già đi.

Vị Thân Thiên sư huyền thoại này, có tên là Thân Nguyên Chi, có tố chất tu hành, và đạo pháp cao thâm. Người ta nói rằng ngài đã từng dẫn Đường Huyền Tông du ngoạn đến Cung trăng, Huyền Tông đã được nghe qua âm nhạc của Thiên cung, nên đã truyền lại cho nhân gian khúc hát “Nghê thường vũ y khúc” nổi tiếng.

Vào thời đại nhà Đường phồn thịnh, cao nhân ngoại thế, thiên tử và thứ dân đã phối hợp chuyển tải những câu chuyện màu nhiệm, để lại truyền thuyết cho mai sau.

(Truyện trích từ: “Thái bình quảng ký. Quyển thứ 69. Long Thành lục”)

Tuệ Tâm, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x