Thành Cát Tư Hãn liệu có phải là một kẻ khát máu như chúng ta vẫn tưởng tượng?

19/04/19, 10:20 Đọc & Suy ngẫm

Cái tên Thành Cát Tư Hãn gợi cho nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh một lãnh chúa nhẫn tâm, một người thô lỗ cai trị bằng thanh gươm trên lưng ngựa. Tuy nhiên nhìn ở một góc độ khác, ông đã mang lại cho người dân những cải cách vượt bậc về xã hội và văn hóa mà ngay cả nhiều chính quyền ngày nay còn chưa làm được.

Thành Cát Tư Hãn là một nhà quân sự lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất. (Ảnh qua thoibao.today)

Quả thực, trong thời đại của mình, Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân đã xây dựng được đế chế rộng lớn nhất trên thế giới, bao phủ gần 1/3 diện tích châu Á.

Tuy vậy, mỗi khi Thành Cát Tư Hãn chiếm được một vùng đất mới, ông lại khoan dung một cách đáng nể với các quốc gia chịu thuần phục và thường đối xử với dân chúng tốt hơn cả quân vương trước đó của họ. Ông cũng chế định ra nhiều luật lệ có thể coi là vô cùng tiến bộ trong thời đại đó. Và sự thực là một số lượng không hề nhỏ các tướng quân dưới trướng ông đều từng là kẻ địch xưa kia.

Dưới đây là những cải cách tiến bộ mà Thành Cát Tư Hãn đã có công đặt định ra cho nhân loại:

Ông tiến hành tự do tín ngưỡng

Mặc dù cộng đồng người Mông Cổ tôn thờ các vị thần và tin rằng vạn vật đều có linh, nhưng bản thân Đại Hãn lại rất cởi mở với các tư tưởng và kinh kệ của nhiều đức tin khác nhau.

Là một người đi chinh phạt, ông đã sáng suốt áp dụng chính sách khoan dung tín ngưỡng. Ông không chỉ không ép buộc người dân phải chuyển hóa hay tàn phá các địa điểm tôn giáo, mà còn không đánh thuế các lãnh tụ tinh thần địa phương, cho phép người dân có quyền thực hành tín ngưỡng của mình, bất kể đó là gì.

Ông lấy đạo đức làm cơ sở cho việc thăng quan tiến chức

Thành Cát Tư Hãn hiểu rất sâu sắc rằng để thần dân không chống lại mình thì cách tốt nhất là khiến cho họ hạnh phúc. Vì vậy, ông hiếm khi đặt ai đó vào một vị trí quyền lực dựa trên năng lực của họ, mà là dựa vào đạo đức của họ. Sự can đảm trên chiến trường và lòng trung thành với Đại Hãn là những phẩm chất ông đánh giá trước tiên khi quyết định ban thưởng ai đó.

Ông thuần phục kẻ thù bằng cách đưa họ vào hàng ngũ quân đội của mình

Bức tranh Thành Cát Tư Hãn tiến vào thành Bắc Kinh. (Ảnh qua The Vintage News)

Có lần trên chiến trường, con ngựa của Đại Hãn bị trúng tên. Ông yêu cầu bắt sống người đã bắn mũi tên. Người này xuất hiện và nhận trách nhiệm về mình. Anh nói rằng anh sẽ nhận hình phạt hoặc chịu về dưới trướng nếu Đại Hãn tha mạng cho chiến hữu của anh ta. Nhận thấy tố chất lãnh đạo của người này, Đại Hãn đã đặt tên anh là Triết Biệt và thu nạp về quân đội của mình. Hình thức này đã góp phần làm ổn định đế chế vĩ đại của ông.

Ông để các thành phố chịu thuần phục được bình yên

Khi Thành Cát Tư Hãn gặp phải sự kháng cự, ông thường nghiền nát kẻ thù và tàn phá mọi thứ – đó là lý do tại sao Vó ngựa Mông Cổ lại để lại những dấu ấn gay gắt đến thế trong lịch sử. Tuy vậy, nếu một thành phố chịu thuần phục, ông chỉ để lại vài người đại diện để quản lý và rời đi mà không gây ra tổn thất gì đáng kể. Nhưng nếu nơi đó đợi ông rời đi mới cố gắng nổi dậy, thì quân đội của Đại Hãn sẽ quay lại và đối xử với họ bớt “nhẹ nhàng” hơn nhiều. Rất nhiều thành quách và lãnh địa đã hiểu sâu sắc điều đó.

Ông đặt định ra hệ thống chữ viết chung

Theo trang History.com, Thành Cát Tư Hãn đã nhận ra rằng để giữ vững một đế chế rộng lớn cần phải có một hệ thống thông tin liên lạc tốt. Vì vậy, ông đã yêu cầu áp dụng một hệ thống chữ viết chung. Nếu tất cả mọi người đều cùng dùng chung một hệ thống, sẽ không cần phải nhờ đến phiên dịch nữa. Ông cũng ủng hộ dạy dỗ trẻ em biết đọc biết viết để nâng cao tỷ lệ biết chữ trong dân chúng.

Ông bãi bỏ hình thức nô lệ trong đế chế của mình

Thủ lĩnh Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn: Bức tượng cưỡi ngựa lớn nhất thế giới. (Ảnh qua The Vintage News)

Thành Cát Tư Hãn từng bị bắt làm nô lệ khi còn trẻ sau khi ông cùng một người anh em giết chết anh cả cùng cha khác mẹ của mình. Người ta cho rằng ông đã phải làm nô lệ trong 5 năm. Vì vậy, khi trở thành Đại Hãn, ông đã phế bỏ việc bắt bất kỳ người Mông Cổ nào làm nô lệ.

Ông đặt định pháp luật chung

Để kiến thiết và duy trì trật tự, năm 1206, Đại Hãn đã ban bố một bộ luật cho các chư hầu của mình. Với tên gọi Yassa hoặc Yasska, bộ luật này xuất phát từ luật pháp phổ thông của người Mông Cổ. Không giống như những người chinh phạt vĩ đại khác trước đó, Thành Cát Tư Hãn không lấy Thiên ý làm lý do cho việc chế định pháp luật của mình.

Bộ luật này đã góp phần dẹp bỏ nạn cướp bóc. Nó cũng có những điều khoản quy định về tội ngoại tình, bạo lực gia đình, trộm cắp, sát nhân, từ đó gia tăng đáng kể sự an toàn cho các thần dân.

Ông là người gây dựng một trong những hệ thống thư tín quốc tế đầu tiên

Ông đã cho thành lập một hệ thống chuyển thư hỏa tốc bằng ngựa, theo đó người đưa thư sẽ dùng ngựa để di chuyển giữa các trạm bưu điện trên khắp đế quốc. Nếu người đưa thư đổi ngựa liên tục, anh ta có thể đi tới 320km một ngày. Đây cũng là một cách để thu thập cống vật và đẩy mạnh mậu dịch.

Bất chấp những truyền thuyết về bạo lực và lãnh khốc vây quanh mình, Thành Cát Tư Hãn hiểu được các thần dân cần gì để sống và biết cách duy trì đế quốc của mình. Trên thực tế, tầm nhìn của ông là vượt xa thời đại bấy giờ và nhiều cải cách mà ông đặt định ra là điều mà nhiều chính quyền hiện nay còn chưa làm được.

Người dân Mông Cổ vẫn còn lưu lại một truyền thuyết rằng, một ngày nào đó Đại Hãn của họ sẽ quay trở lại và dẫn dắt con dân của ngài tới một tương lai huy hoàng và tươi đẹp.

Hạ Chi (Theo The VintageNews)

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x