Tăng nhân xuống âm phủ chịu xét xử vì dương gian tu hành không tinh tấn

09/06/20, 17:42 Thế giới tâm linh

Mọi việc làm của con người nơi chốn nhân gian đều đã có thần ghi chép không thiếu sót. Đến khi lâm chung, toàn bộ sẽ được đem ra xét xử. Thậm chí cả tăng nhân khi còn sống nếu không chịu tu hành nghiêm chỉnh thì vẫn bị xuống địa ngục để chịu tội như thường.

Vào những năm vua Đường Huyền Tông trị vì, tại chùa Thắng Nghiệp có một tăng nhân tên là Tề Chi. Ông vốn thông hiểu y thuật, thích kết giao với những nhân vật đến từ tầng lớp thượng lưu, nhưng hành vi và cử chỉ của ông đều rất tùy tiện, thường không tuân thủ giới quy.

Tăng nhân xuống âm phủ chịu xét xử vì dương gian tu hành không tinh tấn
Tăng nhân xuống âm phủ chịu xét xử vì dương gian tu hành không tinh tấn. (Ảnh minh họa qua Kknews)

Vào khoảng giữa tháng 5, năm Thiên Bảo, Tề Chi đột ngột mắc bệnh rồi qua đời, nhưng sau 2 ngày thì bất ngờ sống lại. 

Sau lần chết hụt đó, ông cho tu sửa lại Phật đường ở ngôi chùa thiền phía Đông thành một nơi tráng lệ, bên trong bày 7 tượng Phật lớn, rồi chuyển đến đó ở.

Hơn nữa, kể từ đó ông tựa hồ như biến thành một người khác, ngừng hết mọi hoạt động giao lưu lúc trước và thường hằng kiên trì tuân thủ nghiêm chỉnh giới luật.

Có người hỏi, vì sao ông lại thay đổi bản tính như vậy, ông bèn kể lại đầu đuôi nguyên nhân cho người ấy nghe. 

Tề Chi bị xử oan sát nhân, nhưng nhận ra bản thân tu hành không tinh tấn

Nguyên vào lúc Tề Chi vừa mới qua đời, ông thấy mình bị đưa đến đại sảnh chỗ Diêm Vương, trên mặt đất có một khối thịt đã bị thối rữa cũng nằm tại đó.

Sau đó, Diêm Vương hỏi ông: “Ngươi là người xuất gia, tại sao lại còn muốn giết người?”.

Tề Chi nghe Diêm Vương hỏi, cảm thấy việc này quả thật mơ hồ; không thể hiểu được nên ông đã không nói gì.

Sau đó, Diêm Vương hỏi rõ ràng một lần nữa: “Ngươi tại sao muốn đánh chết người hầu gái trong chùa?”.

Lúc này, Tề Chi mới hiểu ra rốt cuộc là chuyện gì. Ông nhớ lại trước kia, có một tiểu hòa thượng tên là Hà Mã Sư tư thông với người hầu gái trong chùa. Người hầu gái này sau đó đã thay lòng đổi dạ, khiến Hà Mã Sư mang tâm oán hận nên vu oan cho cô ta với sư trụ trì.

Người hầu gái vốn dĩ không phải một cô nương trong sạch, hơn nữa bình thường trụ trì cũng không thích cô ta, nên nhân lúc chúng tăng đang dùng cơm tập thể bèn trước mặt nhiều người mà lấy cành trúc đánh người hầu gái. 

Lúc ấy, Tề Chi nhìn thấy bèn đến khuyên vị trụ trì: “Người xuất gia về phương diện hành vi, lời nói, ý chí đều phải tuân thủ giới luật, nhất định không thể làm trái. Huống hồ ngài lại trước mặt chúng tăng đại khai sát giới?”.

Trụ trì nghe lời khuyên bảo của Tề Chi cảm thấy rất khó chịu, căn bản là không nghe lọt tai. Huống hồ kế bên có Hà Mã Sư luôn miệng hết lời tán dương, còn xúi giục ông đánh người thêm nữa. 

Cuối cùng người hầu gái chịu không nổi đòn roi mà chết tức tưởi ngay tại sân Chùa. 

Tề Chi nhớ lại chuyện này càng không thể hiểu, bèn hỏi Diêm Vương:

“Người giết cô ấy là trụ trì, vu hãm cô ấy là Hà Mã Sư, tại sao bây giờ ngài lại muốn hỏi tội ta?”

Đúng lúc này, khối thịt phía trước Diêm Vương bỗng nhiên lên tiếng: “Là Tề Chi giết ta”.

Diêm Vương tức giận quát: “Nô tỳ! ngươi tại sao không biết trước sau lại nằm ở đó mà nói chuyện?” 

Diêm Vương đang xét xử. (Ảnh qua Tân sinh)

Khối thịt lúc này đột nhiên hóa thành một người con gái. Tề Chi nhìn kĩ thì thấy đúng là người hầu gái đã từng bị đánh chết.

Người hầu gái và Tề Chi tranh luận với nhau một hồi, sau đó cô gái nói: “Vào lúc ta sắp bị đánh chết, tâm thần mê loạn, chỉ nghe được bên cạnh có người xúi giục trụ trì đánh chết ta. Ta hoài nghi người đó chính là Tề Chi nên đã kiện hắn”.

Thấy vậy Diêm Vương hạ lệnh nói: “Hãy lập tức bắt trụ trì!”. 

Lúc này có một người đứng dưới bậc thưa: “Trụ trì đã tích rất nhiều công đức nên không thể bắt ông ta”.

Diêm Vương liền nói: “Vậy hãy bắt Hà Mã Sư”

Người đó lại đáp: “Hà Mã Sư thọ mệnh chưa hết”

Diêm Vương ngẫm một lúc rồi kết luận: “Vậy tạm thời thu nhận người hầu gái và thả Tề Chi”.

Phán xong Diêm Vương mời Tề Chi ra khỏi cửa, lúc bấy giờ ông mới để ý cạnh bên chỗ ngồi Diêm Vương có một vị tăng nhân cùng một con ngựa cũng ở đó quan sát xét xử. 

Khi Tề Chi bước ra khỏi cửa thì vị tăng nhân này cũng đi ra theo. Thấy thế, Tề Chi bèn thi lễ bái kiến. 

Vị tăng nhân nói: “Ta là Địa Tạng Bồ Tát. Bởi vì ngươi rất ít làm việc công đức, mà thọ mệnh lại hết, cho nên ta một mình bắt ngươi tới đây. Sau khi nhà ngươi trở về, nhất định phải thủ vững giới luật của tăng nhân, vứt bỏ những thứ kết giao trần tục, ở trong chùa thanh tĩnh mà tạo ra 7 bức tượng Phật. Nếu như không đủ tiền thì có thể dùng cọ màu vẽ 7 bức tranh Phật cũng khả dĩ”.

Hóa ra vị tăng nhân này chính là Địa Tạng Bồ Tát.
Hóa ra vị tăng nhân này chính là Địa Tạng Bồ Tát. (Ảnh qua Reddit)

Tề Chi sau khi sống lại lập tức vâng lời Địa Tạng Bồ Tát làm y chang như lời Ngài đã dặn. Cũng từ đó mà ông chỉ chuyên tâm trong chùa tu tập thiền định, không màng chuyện thế tục nữa.

Chuyện Tề Chi bị phán tội sát nhân là oan, nhưng xuống địa ngục rồi mới biết những việc mình làm, không chỉ là thần linh mà cả ma quỷ cũng đều ghi nhận. Ông không sát nhân, nhưng rõ ràng ông tu hành không tinh tấn nên mới phải xuống âm gian một phen. 

Câu chuyện của hòa thượng Tề Chi cũng gửi gắm đến thế nhân rằng: “Khuyên người chớ nên làm việc ác. Ngẩng đầu ba tấc có Thần Linh. Thiện ác cuối cùng đều có báo. Chỉ là đến muộn hay sớm mà thôi”.

Thiên Chân (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x