Tiến sĩ Harvard: Tội ác diệt chủng của ĐCSTQ đối với Tây Tạng là lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta

25/08/21, 15:32 Thế giới

Trong bài phát biểu đánh dấu 70 năm ĐCSTQ tiến quân vào và kiểm soát Tây Tạng, dù ông Uông Dương đã hết lời ca ngợi những thành tựu huy hoàng của ĐCSTQ tại Tây Tạng, ông Anders Corr lại nhận thấy những bằng chứng hiển nhiên về tội ác diệt chủng và nỗi ám ảnh của ĐCSTQ đối với việc phải hủy diệt tín ngưỡng và tôn giáo. Ở bài bình luận này, tác giả Corr sẽ phân tích và chỉ rõ ra những dấu hiệu và bằng chứng về tội ác của ĐCSTQ, thông qua phát biểu của ông Uông Dương.

Chuyến thăm Tây Tạng gần đây của ông Tập Cận Bình giống như chuyến du ngoạn của một vị “Hoàng đế” (Ảnh qua Twitter)

Một bài phát biểu vào ngày 19/8 tại Tây Tạng của ông Uông Dương – thành viên của ủy ban thường vụ bộ chính trị quyền lực của Trung Quốc – đã minh họa cho chiến lược tiếp tục diệt chủng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chống lại người Tây Tạng, bao gồm cả những người theo Phật giáo Tây Tạng.

Các hoạt động đồng hóa của ĐCSTQ ở Tây Tạng, được phản ánh ở Tân Cương, đáp ứng các định nghĩa pháp lý của Liên Hợp Quốc và Hoa Kỳ về tội diệt chủng, và cần được cộng đồng quốc tế xem xét nghiêm túc hơn. Cho đến khi cộng đồng quốc tế thực sự có những nhìn nhận tương đối rõ ràng về các vụ diệt chủng ở Tây Tạng, Tân Cương và tội ác diệt chủng chống lại Pháp Luân Công một cách nghiêm túc hơn, ĐCSTQ sẽ coi việc hầu như không hành động của chúng ta như một sự cho phép để mở rộng các chính sách “đoàn kết dân tộc” và “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” cho Hong Kong, Đài Loan, và có lẽ trong tương lai sẽ lan đến cả nhà riêng và vùng lãnh thổ của chúng ta.

Bài phát biểu gần đây nhất của ông Uông cung cấp bằng chứng quan trọng về định hướng và ý định của chế độ Trung Quốc, một yếu tố chính trong định nghĩa pháp lý về tội ác diệt chủng. Ông tiết lộ cuộc đàn áp tôn giáo của ĐCSTQ ở khu vực “tự trị” của Tây Tạng như một phần của dự án rộng lớn hơn, nhằm vô hiệu hóa và loại bỏ tôn giáo khỏi cộng đồng đa dạng về sắc tộc, văn hóa và tôn giáo của đất nước Trung Quốc.

ĐCSTQ nỗ lực đồng hóa Tây Tạng

Ông Uông đọc bài phát biểu của mình để kỷ niệm 70 năm kể từ khi Quân đội Giải phóng Nhân dân của ĐCSTQ đã tiến hành việc “giải phóng hòa bình” ở Tây Tạng. Trên thực tế, cuộc xâm lược năm 1950 và cuộc chinh phục Tây Tạng sau đó của ĐCSTQ không hề mang tính hòa bình. Nó đã dẫn đến sự sụp đổ của thể chế chính quyền cổ xưa của Tây Tạng, và là nguyên nhân cho cuộc di tản đến Ấn Độ vào năm 1959 của Đạt Lai Lạt Ma – nhà lãnh đạo tôn giáo của Tây Tạng – cùng với 100.000 tín đồ của ông.

Theo những người Tây Tạng lưu vong ở Ấn Độ và các nơi khác, hơn 1,2 triệu người Tây Tạng đã bị giết, 100.000 người bị cầm tù và hơn 6.000 tu viện đã bị phá hủy. ĐCSTQ đã bắt phần lớn dân số gốc Tây Tạng với khoảng 6 triệu người phải chịu đựng sự tra tấn, phải lao động cưỡng bức, bị ép vào trại tập trung và bị hãm hiếp.

Ông Uông, với chiếc ghế trong ủy ban thường vụ của Bộ Chính trị đầy quyền lực của chế độ Trung Quốc, đã cố gắng minh oan cho lịch sử đàn áp này thông qua bài phát biểu gần đây của mình. Nhưng thay vào đó, ông đã cung cấp bằng chứng đương thời về ý định của chính quyền Bắc Kinh để thực hiện tội ác diệt chủng. Bài phát biểu này có thể củng cố cho các luật gia quốc tế hiểu được tính độc tài và diệt chủng của ý định đó, trong dự án kết nối quyền lực của ĐCSTQ giữa các vành đai biên giới đang mở rộng của Trung Quốc.

Theo báo cáo ngày 10/5/2016 của tổ chức Free Tibet và Tibet Watch (trụ sở chính tại UK), Trung Quốc đang cố gắng điều khiển Phật Giáo Tây Tạng theo mục đích riêng của họ. Chính quyền đặt camera giám sát các hoạt động trong các tu viện, lập đồn cảnh sát canh bên ngoài, thường xuyên kiểm tra với các quy định ‘Tuỳ tiện’, giám sát và đàn áp Tăng, Ni đưa đến 143 người tự thiêu để phản đối (tính từ năm 1980-2008) và hàng loạt cuộc biểu tình. Bên cạnh đó mua chuộc các tổ chức Tôn giáo bằng quà cáp, cúng dường hoặc đối xử đặc ân, biến các tu viện thành các địa điểm du lịch, trung tâm giáo dục, hoạt động chính trị, thậm chí là thương mại. 2 tu viện điển hình là Labrang Monastery và Kirti Monastery. Các buổi cầu nguyện hoặc tụ tập đông người vì mục đích Tôn Giáo có lực lượng an ninh giám sát và biến thành các nơi tham quan cho du khách.

ĐCSTQ thực hiện ý định này thông qua việc liên kết và triển khai các ý tưởng xã hội hóa và chủ nghĩa xã hội Trung Quốc chống lại các tôn giáo và dân tộc thiểu số, trong quá trình ĐCSTQ mở rộng quyền kiểm soát thông qua việc chinh phục lãnh thổ và áp đặt cưỡng chế phục tùng đối với các nhóm dân cư vốn được coi là ngoại quốc trước đây.

Ông Uông đưa ra bài phát biểu của mình dưới bức chân dung cao 4 tầng hùng vĩ của ông Tập Cận Bình trước Cung điện Potala ở Lhasa – nơi có tuổi đời kéo dài hàng thế kỷ và là biểu tượng linh thiêng đối với các nhà lãnh đạo Phật giáo của Tây Tạng. Mười ngàn người đã tham dự buổi lễ này.

Ông Uông đã có một bài phát biểu tương tự vào năm 2018, trong đó ông kêu gọi “thúc đẩy các nỗ lực chống chủ nghĩa ly khai”. Ở Tây Tạng, những nỗ lực này chủ yếu nhắm vào những người theo Phật giáo Tây Tạng, những người rất khó có thể được ly khai khỏi Trung Quốc. Do đó, ý tưởng về chủ nghĩa ly khai của người Tây Tạng, giống như chủ nghĩa khủng bố của người Duy Ngô Nhĩ, chủ yếu là một lời biện minh cho sai phạm mà ĐCSTQ sử dụng để đàn áp các hình thức tôn giáo bản địa.

Cuộc đàn áp tín ngưỡng và tôn giáo của ĐCSTQ

Chiến thuật chia để trị cũng được sử dụng để chống lại tôn giáo. Nhà độc tài Stalin đã phát triển mô hình này ở Nga, như một mô hình thực dụng của chủ nghĩa cộng sản và hiện nó đang được áp dụng ở Trung Quốc đương đại. Phương pháp này chỉ nhận thức một số yếu tố của một tôn giáo chứ không phải những yếu tố khác, để đến cuối cùng là thử và tiêu diệt tất cả các yếu tố tôn giáo. ĐCSTQ sử dụng biện pháp này để chống lại người Tây Tạng, bằng cách chỉ cho phép một số chứ không phải tất cả Phật tử Tây Tạng, được thực hành việc tu tập của mình. Tuy nhiên, giống như phần còn lại của Trung Quốc, áp lực không được thực hành tôn giáo ngày càng gia tăng. Ngay cả các thành viên ĐCSTQ về cơ bản cũng bị cấm thực hiện các chuyến đi thăm những địa điểm liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo. Nếu không tuân theo, họ sẽ phải chịu sự trừng phạt là bị khai trừ khỏi ĐCSTQ.

Tuy nhiên, khoảng 85% dân số Trung Quốc vẫn kiên trì thực hành một số hình thức tín ngưỡng tâm linh. Số này không chỉ bao gồm các tôn giáo được ĐCSTQ công nhận như là Phật giáo, Cơ đốc giáo, Hồi giáo và Đạo giáo, mà còn phổ biến với các hình thức thực hành tín ngưỡng đôi khi vượt ra ngoài các hình thức tôn giáo này, bao gồm cả cầu nguyện, thắp hương trong các ngày lễ hội, thờ ảnh các vị thần, quét dọn lăng mộ tổ tiên trong lễ Thanh minh, các cuộc hành hương linh thiêng, thiền định, và việc tư vấn của các thầy Phong thủy.

Một số trong số này chỉ là phong tục truyền thống, chứ không phải là tôn giáo, nhưng những phong tục này có yếu tố tâm linh đối với họ và do đó, ở một thời điểm nào đó có thể bị ĐCSTQ nhắm tới. Theo nhà xã hội học Richard Madsen cho biết: “Thậm chí khoảng một nửa số người tự nhận mình là người vô thần [ở Trung Quốc] có một số niềm tin tôn giáo, chẳng hạn như tin vào các lực lượng siêu nhiên, thiên đường, địa ngục hoặc luân hồi”.

Khi chiến dịch chống lại tôn giáo của ĐCSTQ tiến triển, không có tín ngưỡng tâm linh nào là an toàn, bởi vì việc thực hành tín ngưỡng trên diện rộng sẽ gây ra mối đe dọa đối với hệ tư tưởng chống lại tôn giáo của ĐCSTQ. Và đối với một số người ở Trung Quốc, việc thực hành theo tín ngưỡng tâm linh hẳn phải là một hình thức nổi dậy có ý thức chống lại ĐCSTQ. Do đó, việc thực hành tín ngưỡng ở Trung Quốc là một điểm yếu của ĐCSTQ trong nỗ lực của chế độ độc tài này nhằm thể hiện mình như một hình thái ý thức và hành động toàn diện và hoàn hảo.

Do đó, ĐCSTQ tìm cách loại bỏ tôn giáo khỏi các khu vực dưới sự kiểm soát của mình, đồng thời chỉ cho phép tự do tôn giáo và ủng hộ sự đa dạng sắc tộc trên bề mặt. Đừng để bị lừa. Các chính sách chống lại tôn giáo của ĐCSTQ phù hợp với định nghĩa của Liên Hợp Quốc và Hoa Kỳ về tội diệt chủng, bao gồm các cuộc tấn công nhằm xóa sổ tôn giáo, chứ không chỉ các sắc tộc. Vào năm 2020, Tiến sĩ Ellen Kennedy tại Trường Luật Mitchell Hamline gọi cuộc đàn áp người Tây Tạng của ĐCSTQ là một “cuộc diệt chủng” và là “khuôn mẫu” cho cuộc diệt chủng sau này của chế độ Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ.

Bằng chứng mới nhất về tội ác diệt chủng của ĐCSTQ được đưa ra trong tuyên bố ngày 19/8 của ông Uông thông qua câu nói: “Chúng ta nên thấy rằng các tôn giáo ở Trung Quốc là của Trung Quốc trong việc định hướng, và hướng dẫn Phật giáo Tây Tạng trong việc thích nghi với xã hội của xã hội chủ nghĩa”. Ông Uông nói: “Chỉ khi tuân theo sự lãnh đạo của CPC [ĐCSTQ] và theo đuổi con đường chủ nghĩa xã hội, Tây Tạng mới có thể đạt được sự phát triển và thịnh vượng”.

ĐCSTQ có thật sự ủng hộ đa dạng sắc tộc và tự do tôn giáo?

Trong khi ông Uông cố gắng khẳng định ĐCSTQ ủng hộ sự đa dạng sắc tộc và tự do tôn giáo ở Tây Tạng, ông ấy cũng đồng thời bày tỏ sự ủng hộ cho một cuộc đàn áp “của Trung Quốc” đối với tôn giáo thiểu số. Ông nói với đám đông rằng: “Chúng tôi đã tuân theo một chính sách đúng đắn với những nét đặc trưng của Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề sắc tộc. Chúng tôi đã chấm dứt sự phân biệt đối xử và ghẻ lạnh sắc tộc phổ biến trong xã hội cũ, đè bẹp các hoạt động ly khai và phá hoại do nhóm Đạt Lai và các thế lực thù địch bên ngoài thực hiện, đồng thời thúc đẩy sự phát triển chung và thịnh vượng của tất cả các nhóm dân tộc thông qua các nỗ lực chung”.

Những tuyên bố của ông Uông về sự đa dạng sắc tộc và tự do tôn giáo là điển hình cho những lời dối trá mà ĐCSTQ thường sử dụng trong cuộc đàn áp tôn giáo. Hẳn nhiên, những lời ấy tương phản trực tiếp với cuộc đàn áp của ĐCSTQ ở Tây Tạng.

Tạp chí nhân quyền Bitter Winter đã xuất bản một báo cáo vào tháng Hai về vấn nạn tra tấn và hãm hiếp có hệ thống đối với các nữ tu và nữ sinh Phật giáo trong các trại tập trung của Tây Tạng, thường được gọi là “trại cải tạo”. Những nơi này đang giam giữ hàng trăm nghìn người Tây Tạng. Được biết, lực lượng an ninh nhà nước của chế độ ĐCSTQ đã cố tình hãm hiếp các nữ tu, dù biết rằng các tu viện của họ sẽ từ chối những tăng ni này sau khi họ trở thành nạn nhân của tội hiếp dâm.

Trong bài phát biểu của ông Uông, báo The Guardian chỉ ra rằng: “Ở Tây Tạng, chính quyền [ĐCSTQ] đã bỏ tù và bị cáo buộc đánh đập các nhà sư và ni cô, bắt các làng phải tham gia các buổi giáo dục chính trị, bỏ tù những người quảng bá ngôn ngữ địa phương, giám sát hàng loạt, hạn chế cuộc sống hàng ngày và giáo dục, và đi kèm là các chương trình lao động. Các nhà chức trách đã quảng bá tiếng Quan thoại ở Tây Tạng, trong điều mà các nhà phê bình cho là một nỗ lực nhằm xóa bỏ văn hóa. Tiếng Quan Thoại được sử dụng trong hầu hết các trường học Tây Tạng trong khi ngôn ngữ Tây Tạng được dạy như một môn học”.

Theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) năm 2019, các cựu nhân viên chính phủ ở Tây Tạng bị cấm thực hành các hoạt động tôn giáo theo Phật giáo Tây Tạng.

Bài phát biểu của ông Uông đã minh họa những yêu cầu liên tục về xã hội hóa, chủ nghĩa xã hội và sự phục tùng của toàn bộ đất nước Trung Quốc đối với sự cai trị chuyên chế của ông Tập Cận Bình.

Trong bài phát biểu, ông Uông nêu rõ: “Chúng ta nên kiên quyết làm theo Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc cho Kỷ nguyên mới như là kim chỉ nam cho chúng ta, củng cố ý thức của chúng ta về sự cần thiết phải duy trì sự liêm chính về chính trị, suy nghĩ theo những tầm nhìn lớn, tuân theo cốt lõi lãnh đạo và giữ liên kết, nâng cao lòng tin về con đường, lý luận, hệ thống và văn hóa của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đồng thời đề cao vị trí nòng cốt của Tổng Bí thư Tập Cận Bình trong cả Ban Chấp hành Trung ương Đảng và toàn [ĐCSTQ], cũng như sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng”.

Lính Trung Quốc cạo đầu trọc, cầm trên tay trang phục của các nhà sư Tây Tạng chẩn bị hóa trang thành các nhà sư. Nhiều người chứng kiến cho biết chính quyền Trung Quốc đã phái một số lượng lớn người giả danh người Tây Tạng để tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối hòa bình, dẫn đầu trong các hoạt động bạo lực và cướp bóc, và sau đó khuyến khích những người Tây Tạng khác tham gia.Có thể thấy rằng những người được gọi là người Tây Tạng chiến đấu và cướp bóc chỉ là những mánh khóe mà ĐCSTQ đã thiết kế cẩn thận. (Ảnh chụp bìa sau của Báo cáo năm 2003 về Nhân quyền ở Tây Tạng).

Ông Uông biện minh cho các hành động diệt chủng của ĐCSTQ bằng cách tuyên bố trên phương diện trực quan rằng, ĐCSTQ là sự kết thúc hay “sự lựa chọn” của lịch sử. Điều này vốn không thể nhân cách hóa những gì thực sự là quyết định của hàng tỷ người trong hàng triệu năm. Viên quan chức của ĐCSTQ nói rằng: “Chúng ta nên ghi nhớ hành trình 100 năm phi thường của CPC [ĐCSTQ] và đánh giá cao thực tế rằng, lãnh đạo CPC là sự lựa chọn của lịch sử và của nhân dân”.

Điều cốt lõi trong bài phát biểu của ông Uông đáng được trích dẫn đầy đủ, vì nó minh họa mục tiêu liên tục của ĐCSTQ là xây dựng thể chế, đồng hóa văn hóa và tôn giáo, đồng thời dẹp tan bất đồng chính kiến ​​ở Tây Tạng.

“Chúng ta nên tăng cường sự hòa hợp và ổn định ở Tây Tạng, cũng như đảm bảo an ninh và ổn định quốc gia ở các khu vực biên giới. Tây Tạng hiện đang có được sự ổn định xã hội liên tục: đây là một thành tựu không dễ dàng có được và cần phải được trân trọng hơn nữa. Chúng ta nên đánh giá cao những nét đặc biệt của công việc liên quan đến Tây Tạng ở giai đoạn này, tăng cường quản trị xã hội và khám phá những cách thức mới để tiến hành công việc này, đồng thời huy động các quan chức và công chúng thuộc tất cả các nhóm dân tộc để xây dựng một biện pháp phòng thủ vững chắc chống lại các hoạt động ly khai. Chúng ta nên thấy rằng, các tôn giáo ở Trung Quốc là của Trung Quốc trong việc định hướng, và hướng dẫn Phật giáo Tây Tạng trong việc tự thích ứng với xã hội thuộc xã hội chủ nghĩa. Và chúng ta nên tập hợp các nhân vật tôn giáo và tín đồ xung quanh chúng ta trong nỗ lực chung để bảo vệ an ninh quốc gia và hòa hợp xã hội. Sự phát triển của Tây Tạng trong 7 thập kỷ qua chứng tỏ rằng, sự thống nhất và ổn định là một điều may mắn, trong khi các hoạt động ly khai và hỗn loạn chỉ có thể dẫn đến thảm họa. Không ai bên ngoài Trung Quốc có quyền chỉ tay vào chúng tôi khi liên quan đến các vấn đề của Tây Tạng. Bất kỳ nỗ lực hoặc hành động nào được thiết kế để tách Tây Tạng khỏi Trung Quốc đều sẽ thất bại.

Chúng ta nên nuôi dưỡng ý thức mạnh mẽ về dân tộc Trung Quốc như một cộng đồng và thúc đẩy sự thống nhất và tiến bộ của các dân tộc. Đất nước Trung Quốc là một gia đình lớn; sự hòa hợp trong đại gia đình này của chúng ta mang lại sự thịnh vượng. Chỉ khi chúng ta nuôi dưỡng một ý thức cộng đồng mạnh mẽ của dân tộc Trung Quốc và khi tất cả các dân tộc cùng đồng tâm hiệp lực với cùng một mục đích, chúng ta mới có thể tạo ra một lực lượng hùng mạnh để đạt được sự trẻ hóa vĩ đại của đất nước Trung Quốc. Nỗ lực nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự thống nhất và tiến bộ của các dân tộc phải đi đôi với nỗ lực nâng cao nhận thức về các giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa, về lòng yêu nước, về cuộc đấu tranh chống lại các hoạt động ly khai, sự tương phản giữa Tây Tạng cũ và mới, và quan điểm của chủ nghĩa Marx về đất nước, lịch sử, dân tộc, văn hóa và tôn giáo. Những nỗ lực như vậy sẽ giúp nhân dân các dân tộc củng cố niềm tin vào đất mẹ vĩ đại của chúng ta, dân tộc Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc, CPC [ĐCSTQ] và chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, từ đó củng cố nền tảng văn hóa cho đoàn kết dân tộc. Bản sắc văn hóa chung làm nền tảng cho sự đoàn kết dân tộc. Văn hóa Trung Quốc luôn là sợi dây gắn kết thúc đẩy cảm giác đoàn kết và thân thuộc giữa những người thuộc mọi sắc tộc ở Tây Tạng. Cần tiếp tục nỗ lực toàn diện để dạy tiếng Trung nói và viết theo tiêu chuẩn. Chúng ta nên nuôi dưỡng và chia sẻ các biểu tượng văn hóa Trung Quốc và hình ảnh của đất nước Trung Quốc giữa tất cả các dân tộc, và do đó tạo ra một nguồn cảm hứng cho toàn thể dân tộc Trung Quốc”.

Mục tiêu tiếp tục đồng hóa Tây Tạng của ĐCSTQ một lần nữa cho thế giới thấy một mô hình nguy hiểm và diệt chủng của chủ nghĩa bành trướng cộng sản phát xuất từ ​​Bắc Kinh. Do đó, ĐCSTQ đã phạm phải một sai lầm lớn và tự chuốc lấy thất bại trong việc tìm kiếm quyền lực. Những sai lầm như vậy vẫn tiếp diễn ngày nay bởi vì một người đàn ông – ông Tập Cận Bình – đang lãnh đạo đất nước Trung Quốc hiển nhiên với rất ít sự khoan dung đối với tính đa dạng, và rất ít hướng dẫn nằm ngoài các quy định độc đoán về việc đọc về Nho giáo và các giáo điều cộng sản từ Marx, Lenin, Stalin và Mao.

Việc ông Tập đàn áp những kẻ thù trong nội bộ của mình, bao gồm cả việc đàn áp tôn giáo và chính trị dưới các biểu ngữ đoàn kết và chống tham nhũng, đã khiến những người còn ở lại xung quanh ông trở thành những kẻ xu nịnh luôn nói với ông Tập những gì ông muốn nghe. Đến cả nhà tài phiệt George Soros cũng nhận ra xu thế nịnh bợ không dám phản kháng tại nội bộ của ĐCSTQ, theo bài viết trên tờ Wall Street Journal vào ngày 13/8.

Điều mà ông Tập rõ ràng muốn nghe là, ông là người vĩ đại nhất của Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông, và rằng ĐCSTQ phải cứng rắn, “đè bẹp” “kẻ thù” nội tại, bao gồm cả các tôn giáo bản địa của chính Trung Quốc, và cuối cùng thống trị thế giới thông qua chủ nghĩa xã hội độc tài được cho là có đạo đức, khoa học và hiệu quả tối cao. Ông Tập, giống như nhiều người tiền nhiệm thuộc ĐCSTQ của mình, dường như muốn thay thế tất cả các hệ thống tín ngưỡng cạnh tranh, bao gồm cả tôn giáo, bằng phiên bản chủ nghĩa cộng sản của cá nhân ông.

Thế giới cần có hành động chống lại tội ác diệt chủng của ĐCSTQ

Việc tiết lộ những mục tiêu đồng hóa và diệt chủng này, thông qua việc thực hiện chúng chống lại người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ và pháp môn tu luyện Pháp Luân Công, là một sai lầm đối với ĐCSTQ vượt trên cả vấn đề đạo đức rõ ràng. Bởi vì, chúng cảnh báo thế giới về những gì ĐCSTQ có thể áp đặt lên tất cả chúng ta trong tương lai. Mục tiêu xóa bỏ tôn giáo cũng khiến những thành viên ĐCSTQ bị cuốn vào hệ thống phân cấp này phải gánh chịu một tổn thất đạo đức khủng khiếp, khi họ là những người không ủng hộ các mục tiêu và phương tiện diệt chủng. Điều này tạo cơ hội cho vấn đề bất đồng chính kiến trong nội bộ ĐCSTQ, mặc dù điều này thường được giấu đi.

Thật không may, nhiều người trên khắp thế giới không chú ý hoặc còn tin vào câu chuyện đồng hóa đơn thuần của ĐCSTQ. Điều này khuyến khích sự mở rộng của các hành động tàn bạo từ Tây Tạng và Tân Cương, đến Hong Kong, Đài Loan, và có lẽ còn xa hơn nữa. Việc hiểu các mục tiêu và phương tiện diệt chủng của ĐCSTQ, cùng với quyền lực ngày càng tăng của chế độ độc tài này, và rồi không thực hiện các hành động phòng thủ mạnh hơn, rất tiếc lại là một hình thức tự sát chậm đối với phần còn lại của các nền văn hóa đa dạng tuyệt vời trên thế giới.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times và NTD Việt Nam.

Tác giả bài viết là ông Anders Corr có bằng cử nhân/thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và tiến sĩ chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là chủ tịch của Corr Analytics Inc., nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị (Journal of Political Risk), và đã thực hiện các nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Ông là tác giả của cuốn sách “The Concentration of Power” (tạm dịch: Sự tập trung quyền lực – sắp ra mắt vào năm 2021) và “No Trespassing” (Không xâm phạm); đồng thời là biên tập cho cuốn “Great Powers, Grand Strategies” (Những quyền lực lớn, những chiến lược lớn).

Thiện Thành (Theo NTD)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x