Bác sĩ tuyến đầu Vũ Hán: Biện pháp điều trị hiện nay đều là “chăm sóc giảm nhẹ”

20/02/20, 21:26 Trung Quốc

Gần đây, trên mạng Internet đang lan tra muyền chia sẻ của vị bác sĩ ở tuyến đầu rằng: “Đối với tất cả ca nhiễm, biện pháp điều trị hiện nay đều là ‘chăm sóc giảm nhẹ’”. Hầu hết các bệnh nhân vào trong bệnh viện đều không được chăm sóc một cách thích đáng, chỉ có thể chữa trị cầm chừng.

Virus COVID-19 đang hoành hành trên khắp Trung Quốc, hiện vẫn chưa có thuốc chữa trị.
Virus COVID-19 đang hoành hành trên khắp Trung Quốc, hiện vẫn chưa có thuốc chữa trị. (Ảnh: Head Topics)

Virus COVID-19 đang hoành hành trên khắp Trung Quốc, dưới hoàn cảnh chưa có thuốc chữa trị, cùng với sự thiếu hụt trầm trọng vật tư và nhân viên y tế, thì ở ngay vùng trung tâm dịch bệnh Vũ Hán, cũng như tỉnh Hồ Bắc nói chung lại càng nghiêm trọng hơn cả, việc chăm sóc hỗ trợ ở mức cơ bản là dường như không thể đáp ứng.

Gần đây, trên mạng Internet đang lan truyền chia sẻ của một vị bác sĩ ở tuyến đầu rằng: “Đối với tất cả ca nhiễm, biện pháp điều trị hiện nay đều là ‘chăm sóc giảm nhẹ’”.

Theo lời của vị bác sĩ tuyến đầu này, vì thiếu thốn vật tư và nhân viên y tế trầm trọng, các bệnh nhân bị nhiễm bệnh đều không được chăm sóc thích đáng, trong bệnh viện Tam Giáp, chỉ có một giường là có thể đáp ứng được việc đặt nội khí quản cho bệnh nhân, cảnh tượng những người bệnh không qua khỏi là vô cùng thê thảm.

Vị bác sĩ này chia sẻ:

1. Cảm nhận của những bệnh nhân trước khi qua đời là họ luôn bị khó thở cho đến vài phút cuối cùng, còn đầu óc thì luôn tỉnh táo. Cảnh tượng ở đó là bệnh nhân sẽ cầu cứu, khóc lóc, la hét mong bác sĩ hãy cứu họ… họ giãy dụa như thế cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.

Về biểu hiện lúc chết, cơ bản là giống như bị chết đuối, phổi bệnh nhân bị lấp đầy bởi các chất bài tiết dạng thạch do virus gây ra, chức năng trao đổi oxy hoàn toàn mất đi, dù lượng oxy dày đặc cũng không thể bơm vào máu được. Nếu dùng biện pháp hút đờm, thì ống soi phế quản lại không thể luồn vào đến điểm cuối của phổi. Hiện nay, không có thuốc đặc trị .

2. Khi bắt đầu điều trị thì cung cấp oxy tinh khiết cho bệnh nhân, không cần đặt nội khí quản. Sau khi duy trì từ 3-5 ngày, nếu độ bão hòa oxy trong máu của bệnh nhân có thể tăng lên mức bình thường, xem như họ đã vượt qua được giai đoạn suy hô hấp.

3. Tuy nhiên, cần sử dụng máy thở áp lực dương liên tục, hoặc cắt mở dọc khí quản và đặt ống thông khí của máy thở đa chức năng vào. Nếu đặt máy thở áp lực dương liên tục, bệnh nhân dễ bị mỏi cơ hô hấp.

4. Trị liệu chia làm 4 bước:

  • Trị liệu Oxy cao áp (Hyperbaric Oxygen Therapy).
  • Nếu không được thì đặt máy thở áp lực dương liên tục.
  • Nếu đặt máy thở áp lực dương liên tục trong 2 tiếng mà không hiệu quả, thì đặt nội khí quản.
  • Cuối cùng, nếu có điều kiện thì đặt ECMO (Máy thay thế tim phổi).

5. Tại sao không đặt nội khí quản cho bệnh nhân đang gặp nguy hiểm trầm trọng? Mỗi bước đều phải có điều kiện tiên quyết và tiêu chuẩn tương ứng. Từ góc độ máy móc thiết bị, điều kiện tiên quyết để đặt nội khí quản là phải có phòng bệnh chuyên biệt. Sau khi đặt nội khí quản, tỷ lệ chăm sóc y tế phải đạt 1: 2-3.

Nhưng tình trạng hiện nay của chúng tôi lại không có phòng bệnh chuyên biệt, cũng không thể áp dụng theo nguyên tắc để bố trí nhân lực thích hợp. Bệnh viện Tam Giáp chúng tôi có 1000 giường nhưng chỉ có một giường là có đủ điều kiện để đặt nội khí quản cho bệnh nhân.

Vì thiếu thốn vật tư và nhân viên y tế trầm trọng, các bệnh nhân bị nhiễm bệnh đều không được chăm sóc thích đáng.
Vì thiếu thốn vật tư và nhân viên y tế trầm trọng, các bệnh nhân bị nhiễm bệnh đều không được chăm sóc thích đáng. (Ảnh: Mainichi)

6. Nếu như không có những trang thiết bị này, tất cả bác sĩ và y tá chúng tôi đều sẽ bị lây nhiễm. Trong quá trình hút đờm, bệnh nhân sẽ bị kích thích, một khi họ ho thì sôn (sol) khí sẽ phun ra ngoài. Sau khi đặt nội khí quản, sôn khí virus COVID-19 sẽ không ngừng phun ra trong 24 tiếng và toàn bộ không khí trong phòng sẽ bị ô nhiễm. Do đó, hoạt động nguy hiểm và có rủi ro cao này ở các phòng bệnh thông thường là hoàn toàn không được phép thực hiện, đây cũng là bài học đắt giá chúng tôi học được từ dịch SARS trước đây.

7. Về tính hiệu quả, nếu sau khi bệnh nhân trở bệnh nghiêm trọng mới đưa vào bệnh viện, thì dùng máy thở của bệnh viện sẽ không có hiệu quả lớn nào. Bất kể là dùng máy thở áp lực dương liên tục hay máy thở đa năng (đặt nội khí quản) cũng sẽ không giúp ích nhiều trong quá trình đảo ngược bệnh tình. Những người cứu được chỉ khoảng 10%.

Chỉ có đặt ống nội khí quản (dùng máy thở đa năng) thì cũng không lạc quan lắm. Bởi vì đặt ống nội khí quản một mặt sẽ làm tăng cơn đau của bệnh nhân, tăng kích thích cơ thể và cũng dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp. Một số bệnh viện chuyên điều trị các trường hợp nặng có tỷ lệ cấp cứu thành công rất thấp. Hiện nay nếu có thể áp dụng trị liệu Oxy cao áp thì áp dụng, nếu không thể đặt nội khí quản thì không được đặt.

8. ECMO – Máy thay thế tim phổi. Tình huống phổi của bệnh nhân hư rồi, chúng tôi sẽ dùng ECMO thay thế chức năng của phổi, thông qua đó có thể chống đỡ qua từng ngày.

9. Tình huống bị phổi trắng thì sẽ dễ bị xơ hóa. Bị xơ hóa không thể đảo ngược bệnh tình, trừ khi được ghép phổi.

10. Về mức độ nguy hiểm của COVID-19, một là tính lây nhiễm cao, hai là dễ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng.

11. Các bước phòng ngừa

  • Không được đi vào siêu thị chen chúc xếp hàng, không được giành giật khi mua thực phẩm.
  • Nếu có thể thì cứ ăn nhiều các thức ăn dinh dưỡng, để nâng cao sức miễn dịch.
  • Uống nhiều nước, húp canh, để bổ sung chất điện giải.
  • Lưu ý: Vitamin C và Vitamin E có liều lượng điều trị và giữ gìn sức khỏe khác nhau. Liều điều trị: Vitamin C khoảng 3000 mg mỗi ngày, vitamin E khoảng 1000 IU (theo đơn vị quốc tế).

Nhà nước đã gửi hàng chục ngàn nhân viên y tế đến Vũ Hán, cho thấy căn bệnh này không thể chữa khỏi. Biện pháp trị liệu hiện nay đều là “chăm sóc giảm nhẹ”. Các chuyên gia y tế nói rằng: Hiện nay, liệu pháp chủ yếu được sử dụng cho bệnh nhân COVID-19 là “liệu pháp hỗ trợ”.

Trương Thượng Thuần, người điều hành mạng lưới điều trị và phòng chống bệnh truyền nhiễm Đài Loan cho biết vào ngày 16/02, các bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ở Đài Loan chủ yếu là dùng “liệu pháp hỗ trợ”. Nếu bệnh nhân mắc các bệnh khác, họ sẽ được uống thuốc điều trị cho bệnh đó, nhằm cố gắng duy trì cơ thể của bệnh nhân được khỏe mạnh, tăng cường khả năng miễn dịch cho họ.

Trước đó, trang mạng Caixin đã dẫn lời ông Bành Chí Dũng, giám đốc Khoa Y học trọng chứng của bệnh viện Trung Nam thuộc Đại học Vũ Hán nói rằng, hiện nay không có thuốc đặc trị chống virus COVID-19. Nguyên tắc cấp cứu bệnh nhân nguy kịch là cố gắng giúp cơ thể bệnh nhân duy trì ổn định, tùy vào các triệu chứng của các bệnh nhân khác nhau, bệnh nhân khó thở sẽ được cung cấp oxy, bệnh nhân bị suy thận sẽ được thẩm tách, bệnh nhân bị sốc thì dùng ECMO, bệnh nhân thiếu cái gì thì bổ sung cái đó nhằm duy trì sự sống. Bệnh nhân hồi phục hoặc được chữa lành đều là dựa vào hệ thống miễn dịch của bản thân họ thôi.

Bành Chí Dũng nói rằng tác hại lớn nhất của virus COVID-19 là tấn công vào hệ thống miễn dịch của con người, dẫn đến suy giảm tế bào lympho, suy giảm chức năng phổi và suy hô hấp. Rất nhiều bệnh nhân nguy kịch đã chết vì bị suy hô hấp, cũng có nhiều bệnh nhân vì bị suy giảm hệ miễn dịch, dẫn đến các biến chứng, nhiều cơ quan bị suy kiệt mà chết.

Hải Triều (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x