Trẻ em tố cáo thầy cô, chưa thành ngọc đã thành đá sỏi

05/04/21, 14:27 Góc Nhìn

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao về chuyện một cô giáo giỏi ở trường tiểu học bị chèn ép và đối xử bất công vì đã chỉ trích những mặt tiêu cực của nhà trường. Điều đáng buồn là, trong vụ việc đã có một số em học sinh có hành động thù địch với cô giáo, thậm chí là công khai đấu tố cô giáo của mình…

học sinh
Hình ảnh học sinh sinh viên đấu tố thầy cô giáo trong Đại cách mạng văn hóa đến nay vẫn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người Trung Quốc, lẽ nào chúng ta để con em của mình đi lên vết xe đổ ấy? (Ảnh qua AFP)

Trong việc tranh chấp giữa cô giáo và ban giám hiệu nhà trường, các em học sinh đã dùng súng bắn đạn giấy, súng nước để bắn cô giáo, lấy bao nilon trùm lên đầu cô, có những lời lẽ thù địch, thậm chí là lưu manh khi trả lời câu hỏi của cô giáo, cả lớp học đều tỏ thái độ tẩy chay cô,… Hơn thế nữa, một học sinh còn công khai “đấu tố” cô giáo trong một clip ngắn, em học sinh này nói rằng em đã viết đơn cho hiệu trưởng và bộ trưởng giáo dục để kiến nghị về vụ việc này.

Rất nhiều người bày tỏ sự bức xúc và phẫn nộ trước chuyện như vậy, bởi các em học sinh tiểu học vốn còn ngây thơ và khá nhút nhát trước người lớn, nên nếu không có một “thế lực” nào đó ở đằng sau xúi giục và giật dây, thì các em không thể nhất loạt đều có hành vi thù địch với cô giáo của mình đến mức ấy được. Hơn nữa, một em học sinh tiểu học mà nói rằng có thể viết đơn “kiến nghị” lên một lãnh đạo cao cấp, thì càng khó tin hơn, có lẽ từ “kiến nghị” nghĩa là gì chính em cũng chưa hiểu rõ ràng. Hẳn đây là một kịch bản đã được dàn dựng.

Cũng tức là, có những người lớn vì muốn hạ thấp uy tín của cô giáo, nên đã lợi dụng sự trong sáng và vô tư của các em học sinh để làm ra cuộc “đấu tố” này. Dù đó có là ai, thì đây cũng là một chuyện đáng lo ngại của ngành giáo dục.

Nói rõ ra, việc người lớn cuốn trẻ em vào những màn tranh đấu của mình và sử dụng các em như một công cụ hữu hiệu cho mục đích đả kích người khác, dù vô tình hay cố ý, cũng là đang trực tiếp hủy hoại lương tri của các em và cũng là hủy hoại cả tương lai của xã hội. Điều đáng thương tâm hơn nữa, là sự việc này xảy ra ngay trong chính ngành giáo dục, và đối tượng mà các em đả kích lại là giáo viên của mình. 

Thậm chí, trong nhiều năm qua, những hiện tượng tương tự đã xảy ra rất nhiều lần ở khắp mọi nơi với các mức độ lớn nhỏ khác nhau, sự việc nổi cộm hiện nay chính là một hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta, những người lớn, nên phải có cách đối đãi nghiêm túc, bởi đó là trách nhiệm đối với tương lai con em chúng ta, và cũng là tương lai của đất nước.

Tôn nghiêm giữa thầy và trò: Điều không cần bàn cãi

Trở lại đoạn thời gian vào khoảng những năm 1990, giữa thầy và trò luôn có 1 khoảng cách vô hình, ở người thầy luôn có sự tôn nghiêm, học trò đối với họ thì luôn kính sợ.

Mặc dù trong ngôi trường nào cũng có những học sinh cá biệt – những đứa trẻ hiếu động và ngỗ nghịch. Nhưng cho dù là học sinh cá biệt đến đâu, hễ khi nhắc đến thầy cô, nói đến việc báo về cho nhà trường, thì ngay lập tức chúng đều phải tim đập, chân run. 

Các cậu trai đang đánh đấm với bạn bè tỏ vẻ hùng anh, nhưng chỉ cần nghe tiếng hoặc thấy bóng dáng của giáo viên của mình thì lập tức co giò tìm đường tẩu thoát. Trong suy nghĩ ngây thơ của các cậu bé ấy, bị ăn đòn ngoài đường vẫn không đáng sợ bằng việc bị thầy hiệu trưởng gọi lên văn phòng hay bị cô thầy trách phạt.

Điều này cho thấy giữa thầy và trò luôn giữ gìn một khoảng cách nhất định. 

Giữa thầy và trò luôn có một khoảng cách nhất định. (Ảnh qua advite.com)

Vì sao? Vì nghề giáo là một nghề cao quý, có vị trí nhất định trong xã hội, và người thầy luôn được tôn kính, bởi họ nắm trong tay tương lai của cả một thế hệ.

Một đứa trẻ nếu không được giáo dục, thì đứa trẻ đó căn bản là không có tiền đồ. Nếu một xã hội có nhiều đứa trẻ không được giáo huấn, vậy thì thì xã hội ấy căn bản là vô vọng. 

Đứng trên nhận thức đó, nên các giai tầng trong xã hội đều kính trọng người thầy. Bất kỳ ai có hành vi bất kính với thầy cô giáo, thì đồng nghĩa với việc cả xã hội sẽ quay lưng với người ấy. Cha mẹ và gia đình cũng không đồng tình với việc làm của người ấy.

Điều này nói lên rằng, tôn nghiêm của một người giáo viên có lực chấn nhiếp rất mạnh đối với toàn bộ chỉnh thể xã hội, bao gồm việc một đất nước có tương lai bền vững hay không.

Trong quy tắc giáo dục con cái của người xưa, tôn sư trọng đạo chính là căn bản để hình thành nhân cách con người.

Đạo tặc cũng nể sợ người thầy của mình

Trong Nhạc Phi diễn nghĩa – một tác phẩm xoay quanh cuộc đời trung nghĩa oanh liệt của tướng quân Nhạc Phi, tương truyền rằng, Nhạc Phi có một người huynh đệ tên là Ngưu Cao.

Người xưa có câu, không đánh nhau thì không kết thành bằng hữu. Ngưu Cao vốn dĩ là thiếu niên giỏi võ nghệ, sau vì muốn thọ bái thầy của Nhạc Phi làm thầy nên phải lặn lội đường xa đi tìm gặp. 

Trên đường lại gặp một đám sơn tặc chặn lại, Ngưu Cao đánh cho đám sơn tặc một trận tan tác, sau đó lại nghĩ đến việc không có gì làm lễ vật ra mắt thầy. Do đó ông phải nán lại nơi hoang sơn hẻo lánh làm sơn tặc, vừa kiếm lộ phí vừa kiếm tiền làm lễ vật bái sư lập nghiệp. Từ đây dẫn đến sự kiện Ngưu Cao đối đầu với Nhạc Phi, rồi hai người kết nghĩa huynh đệ. Về sau Ngưu Cao trở thành bộ tướng dưới trướng Nhạc Phi, theo Nhạc Phi trong cuộc chiến chống quân Kim lập được vô số chiến công. 

đạo tặc
Một đạo tặc võ nghệ phi phàm vẫn có thể ước thúc hành vi và trở thành người hữu dụng cho xã hội, cũng là bởi trong tâm Ngưu Cao còn có lý niệm “tôn sư trọng đạo”. (Ảnh qua Read01.com)

Câu chuyện này nói lên 1 đạo lý rằng, cho dù là kẻ làm đạo tặc thì cũng phải kính sợ người thầy của mình. Một người võ nghệ phi phàm như Ngưu Cao mà vẫn còn có thể ước thúc hành vi, trở thành người hữu dụng cho xã hội, là vì trong tâm ông ấy có lý niệm gọi là “tôn sư trọng đạo”.

Ngay cả quỷ Thần cũng biết tôn sư trọng đạo

Còn có một câu chuyện khác về Chu Văn An – nhà giáo nổi tiếng nhất của nước ta thời trung đại: Chu Văn An là người đạo cao đức trọng, nên học trò theo ông học tập rất đông, trong đó có hai người thanh niên từ diện mạo lẫn cử chỉ lời nói đều khác hẳn người thường. Chu Văn An biết họ không phải người, mà là Thủy Thần, vì ngưỡng mộ và kính trọng ông mà đến học.

Sau này gặp năm hạn hán, Chu Văn An gọi hai Thủy Thần đến, nhờ họ làm mưa cứu dân. Hai Thủy Thần đều nói không có lệnh của Thượng Đế mà cho mưa là tử tội, nhưng thầy đã căn dặn thì không thể không làm. Lát sau quả nhiên mưa xuống, đến khi mưa tạnh, Chu Văn An thấy có xác hai con giao long từ dưới nước nổi lên, ông biết đó là hai học trò Thủy Thần của mình vì phạm Thiên quy mà bị Thượng Đế xử chết, ông rơi lệ và mang hai thi thể ấy mai táng cẩn thận.

Câu chuyện này là một bài học điển hình về truyền thống “tôn sư trọng đạo” của nước ta. Đây không chỉ là một “nét đẹp văn hóa”, mà còn là một tiêu chuẩn đạo đức, làm người thì không thể không tuân thủ, bởi ngay cả quỷ Thần cũng biết kính trọng và dám hy sinh cho thầy của mình.

Trẻ em không thể là công cụ cho những màn cung đấu

“Nhân chi sơ tính bản thiện” là lời dạy của Mạnh Tử, cũng là câu mở đầu trong Tam Tự Kinh, cuốn sách kinh điển dùng trong giáo dục trẻ em của người xưa. Trẻ em vốn dĩ là những búp non trên cành, đầu óc trong sáng nên chưa biết chuyện thiện ác. Tư duy trong đầu trẻ nhỏ cũng không thể có được những nhận thức lắt léo của nhân sinh. Do đó, lôi kéo trẻ em vào câu chuyện thị phi của một ai đó, là việc làm đi ngược với quy luật khách quan của tự nhiên, về sau sẽ tạo nên hậu quả rất lâu dài. Cụ thể trong câu chuyện nói trên, người dựng nên vở kịch này, có bao giờ nghĩ rằng một đứa trẻ đã có thể “đấu tố” cô giáo của mình, thì sau này còn ai mà chúng không dám “hạ nhục”.

Sự kính sợ của một đứa trẻ đối với thầy cô giáo là điều hết sức tự nhiên, bởi nó là sự ước thúc đạo đức xã hội có tính truyền thừa, nên sẽ không có chuyện học sinh nói về “khiếm khuyết” của thầy cô một cách tự nhiên không e ngại. Cũng giống như những chiếc chồi non sinh trưởng trên cành, điều căn bản chính là khiến cho chúng được phát triển một cách tự nhiên, không bị uốn nắn hay gọt giũa theo ý của ai đó. 

Trẻ em không thể trở thành công cụ cho những màn đấu đá của người lớn. (Ảnh qua Trithucvn)

Chúng ta hãy nói về Greta Thunberg – cô bé bỏ học vì chương trình biến đổi khí hậu, được mệnh danh là 1 “nhà hoạt động nhí” vì lý tưởng bảo vệ môi trường.

Ngày 3/1/2021, trong ngày sinh nhật của mình – Thunberg đã bày tỏ trên Twitter như sau: “Cảm ơn mọi người rất nhiều vì những lời chúc tốt đẹp trong ngày sinh nhật lần thứ 18 của tôi! Tối nay bạn sẽ tìm thấy tôi ở quán rượu địa phương, phơi bày tất cả những bí mật đen tối đằng sau khí hậu – và âm mưu phía sau phong trào bỏ học và những kẻ xấu xa không thể kiểm soát tôi nữa! Cuối cùng tôi cũng tự do!!” 

Đây chính là hậu quả của việc người lớn lợi dụng một đứa bé cho mục đích của chính mình, dùng miệng trẻ em để lên tiếng thay cho mình. Việc làm của họ thực ra là có chủ đích: dẫu cho cho không đạt được mục tiêu, thì cũng sẽ không có người lớn nào phải chịu trách nhiệm.

Nhưng tương lai của cô bé Thunberg đã không còn trọn vẹn. Bởi vì trong mắt cô, những người xung quanh chính là những kẻ lợi dụng mình. Sự bất trị và tranh đấu đã ngự trị trong lòng, khiến cô chỉ có thể dùng nhận thức đã méo mó của bản thân để dò dẫm con đường tương lai của chính mình.

Trồng cây thu quả ngọt đã khó, giáo dục một đứa trẻ nên người lại khó gấp bội, tác giả bài viết hy vọng các em có sẽ có một hành trình tốt đẹp trong tương lai.

Thiên Bảo và Thế Di

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

    Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

  • Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

    Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

x