Trong số các hào kiệt của tiểu thuyết Kim Dung, ai là người giống với tác giả nhất?

02/11/18, 15:54 Đọc & Suy ngẫm

Rất nhiều tác phẩm được sinh ra dưới ngòi bút ông đều trở thành những tác phẩm kinh điển, nổi tiếng không ai không biết đến. Trong số các tác phẩm đó, có một nhân vật được Kim Dung nhắc đến là giống với bản thân mình nhất.

Kim Dung ra đi để lại một “giang hồ truyền kỳ” và mang theo sự ngưỡng mộ của người đời!. (Ảnh: Internet)

Kim Dung ra đi để lại một “giang hồ truyền kỳ” và mang theo sự ngưỡng mộ của người đời! Rất nhiều người đã lớn lên cùng với tiểu thuyết của Kim Dung, từ các tác phẩm võ hiệp được mọi người ngợi khen như “Anh hùng xạ điêu”, “Thần điêu đại hiệp”, “Ỷ thiên đồ long ký”, “Thiên Long bát bộ”, “Tiếu ngạo giang hồ”, “Lộc đỉnh ký”… Gần đây các tác phẩm này còn được dịch ra tiếng Anh, rất nhanh đã trở thành những cuốn sách bán chạy nhất trong bảng xếp hạng của Amazon.

Theo chuyên gia Kim Học: “Kim Dung nói mình giống Đoàn Dự nhất”. Vậy dưới ngòi bút của Kim Dung, Đoàn Dự là nhân vật như thế nào?

Thông tin về Đoàn Dự

Trong lịch sử có tên thật là Đoàn Hoà Dự, là vua của Đại Lý, không tinh thông võ thuật. Còn trong tiểu thuyết của Kim Dung, Đoàn Dự cùng với Tiêu Phong, Hư Trúc là ba nhân vật nam chính trong “Thiên Long Bát Bộ”. Là một trong những cao thủ võ công tuyệt đỉnh. Đoàn Dự luyện được ba tuyệt kỹ võ công lớn là “Lục mạch thần kiếm”, “Lăng ba vi bộ”, “Bắc minh thần công”.

Trong đó kiếm khí của “Lục mạch thần công” chỉ trong tình thế “vô cùng cấp bách” mới có thể xuất chiêu từ lòng bàn tay, “Lăng ba vi bộ” mặc dù tuyệt diệu nhưng chỉ có thể dùng để thoát thân.

Tuy nhiên những bí kíp võ công này cuối cùng đã giúp Đoàn Dự đánh bại Mộ Dung Phục, đoạt được binh khí sắc bén của Liêu đế Gia Luật Hồng Cơ. Đoàn Dự cũng là ông nội của nhân vật Nam đế Đoàn Trí Hưng, một vị đại sư trong “Anh hùng xạ điêu” và “Thần điêu đại hiệp”.

Đoàn Dự là nhân vật giống với tính cách của Kim Dung nhất. (Ảnh: Internet)

Bản tính lương thiện chất phác, thích đọc sách

Đoàn Dự hết lòng tin theo Phật pháp, có một trái tim từ bi, không sát sinh. Vì Đoàn Dự được sinh ra trong hoàng thất Đại Lý, nên từ nhỏ đã sống trong nhung lụa, bản tính lương thiện đơn thuần, thích đọc sách, nên thường bị châm chọc là con mọt sách.

Đoàn Dự vốn dĩ không biết võ công, đến cả “Nhất dương chỉ” là bí kíp võ công gia truyền cũng không mảy may biết gì. Vì không muốn tranh giành với người khác, nên luôn tỏ ra nhu nhược, nhưng ẩn trong đó vẫn là một trái tim nghĩa hiệp.

Trong “Thiên Long bát bộ”, cuộc đời Đoàn Dự trải qua mấy cuộc gặp gỡ bất ngờ. Thiếu niên Đoàn Dự là con trai của “Trấn Nam vương” Đoàn Chính Thuần nước Đại Lý, về sau cùng bang chủ Cái bang Tiêu Phong “Bắc Kiều Phong”, và tiểu tăng Thiếu Lâm là Hư Trúc kết bái huynh đệ.

Tiếp sau đó vì bỏ nhà đi, nên bị thần y Bang Hiệp bắt ép uống Đoạn tràng tán, vì để xin thuốc giải, vô tình lên núi Vô Lượng. Kết quả là gặp “Thần tiên tỷ tỷ”, học được hai đại thần công là: “Bắc minh thần công” và “Lăng ba vi bộ”.

Sau đó lại vô tình nuốt phải vạn độc chi vương “Mãng Cổ Chu Cáp” mà có được tấm thân vạn độc bất xâm. Cuối cùng trong cuộc đối đầu với tăng nhân Đại Luân tự nước Thổ Phồn là Cưu Ma Trí khi ông ta gây náo loạn ở Thiên Long tự,  Đoàn Dự đã luyện được thần công tuyệt đỉnh vốn thất truyền từ lâu của dòng tộc Đoàn thị Đại Lý – “Lục mạch thần kiếm”.

Cả đời đa tình trọng nghĩa, hồng nhan tri kỉ vô số

Trên đường đời Đoàn Dự đã kết duyên với rất nhiều hồng nhan tri kỉ, từ “Thần tiên tỷ tỷ” Vương Ngữ Yên, Mộc Uyển Thanh, Châu A Bích, mối tình nào cũng say mê đắm đuối. (Ảnh: weibo)

Trên đường đời Đoàn Dự đã kết duyên với rất nhiều hồng nhan tri kỉ, từ “Thần tiên tỷ tỷ” Vương Ngữ Yên, Mộc Uyển Thanh, Châu A Bích, mối tình nào cũng say mê đắm đuối.

Trong bản cũ cuốn tiểu thuyết, Đoàn Dự bị Mộ Dung Phục ném xuống giếng, suốt đời chung thuỷ với Vương Ngữ Yên. Trong bản cải biên, tình tiết đã có chút thay đổi. Đoàn Dự dẫn theo Vương Ngữ Yên, tỳ nữ Hiểu Lôi của Ngân Xuyên công chúa Lý Thanh Lộ, và thuộc hạ của Hư Trúc là Mai Lan Trúc Cúc trở về Đại Lý.

Sau khi đăng cơ ngai vàng, ông rất có tài trị quốc, nhận được sự tôn kính và tôn sùng của bách tính Đại Lý. Sau khi tại vị 40 năm, thì thoái vị làm tăng, truyền ngôi cho con trai là Đoàn Chính Hưng. Kết truyện khác nhau, người đọc cũng có những lời bình luận khác biệt, nhưng mỗi cái kết lại có một cái hay riêng.

Kim Dung tự ví von mình giống với Đoàn Dự nhất, vậy đương nhiên là khi miêu tả nhân vật, ông sẽ gửi gắm vào đó những mộng tưởng day dứt về chí hướng, thế giới tình cảm, và đặc điểm cá nhân.

Người hâm mộ Kim Dung có thể nghiên cứu thử xem, ẩn giấu trong nhân vật Đoàn Dự, liệu có phải là mật mã cuộc đời của Kim Dung – vừa khiến người cảm thấy thâm thuý lại vô cùng khó đoán.

>>> Chuyện tình nào của tiểu thuyết Kim Dung tạo ấn tượng sâu sắc nhất trong bạn?

Tản mạn về Kim Dung

1. Nguồn gốc bút danh Kim Dung

Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, từ “Dung” trong đó đã được tách làm hai. Nguồn gốc của bút danh Kim Dung, thực chất chính là tách từ “Dung” trong tên thật Tra Lương Dung thành từ “Kim” và “Dung”, rồi ghép hai từ lại. Sự kết hợp giữa hai từ “Kim” trong hoàng kim cao quý và từ “Dung” trong dung dị, tầm thường, quả là một sự mâu thuẫn mang theo chút kì quặc.

2. Kim Dung trí nhớ hơn người

Kim Dung từng nói, ông không giỏi sáng tạo, nhưng lại có thế mạnh về “thông minh”, mọi người còn chưa hiểu, thì ông đã hiểu rất nhanh. Khi Kim Dung phỏng vấn người nổi tiếng, trước nay chưa từng dùng máy ghi âm, họ nói chuyện liền hai giờ đồng hồ, nhưng sau đó ông có thể ghi chép lại toàn bộ. Cho dù không đến mức là một chữ cũng không bỏ sót, thì cũng là một câu cũng không bỏ sót, tất cả đều ghi nhớ. Có thể thấy ông có trí nhớ hơn người.

3. Tam kiếm khách của tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc

Ông với Cổ Long, Lương Vũ Sinh đều được tôn là “Tam đại kiếm khách tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc”, các tác phẩm kinh điển được nhiều người ca tụng như “Anh hùng xạ điêu”, “Thần điêu đại hiệp”, “Ỷ thiên đồ long ký”, “Thiên Long bát bộ”, “Tiếu ngạo giang hồ”, “Lộc đỉnh ký”, gần đây các tác phẩm này còn được dịch thành tiếng Anh, và nhanh chóng đứng đầu bảng xếp hạng sách bán chạy nhất Amazon.

>>> Thiên Long bát bộ của Kim Dung: 8 nhân vật đối ứng 8 bộ Thần Hộ Pháp

Tuệ Tâm, theo Secret China

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x