Trung Quốc: Hơn 1.700 nhân viên y tế lây nhiễm, 6 người tử vong vì virus corona

17/02/20, 14:35 Thảm họa

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo, tính đến ngày 14/2, đã có 1.716 y, bác sĩ làm công tác điều trị cho các bệnh nhân tại Trung Quốc bị lây nhiễm virus corona chủng mới (COVID-19), trong đó 6 người đã tử vong, theo Reuters.

Nhân viên y tế tiếp nhận bệnh nhân nhiễm virus corona tại Vũ Hán, Trung Quốc. (Ảnh qua AFP)

Hiện tại, đội ngũ nhân viên y tế đang phải gánh vác những nhiệm vụ vô cùng nặng nề, áp lực. Họ bị thu hẹp thời gian nghỉ ngơi, áp lực tâm lý nặng nề và nguy cơ lây nhiễm vô cùng cao”, Thứ trưởng Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, ông Zheng Yixin phát biểu hôm 14/2, đồng thời cho biết 6 cán bộ y tế đã tử vong do bị lây nhiễm COVID-19.

Ông Zeng cũng cho hay số ca tử vong ở các nhân viên y tế bị lây nhiễm được báo cáo vào hôm 11/2 nên vẫn chưa rõ liệu có thêm ca tử vong nào nữa kể từ thời gian đó cho đến ngày 14/2 không. Do số lượng nhân viên y tế lây nhiễm virus Vũ Hán ngày một tăng nên chính quyền cần làm rõ xem đã có bao nhiêu nhân viên y tế tại các bệnh viện bị lây nhiễm. 

Tại một cuộc họp báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào hôm 14/2, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ: “Đội ngũ nhân viên y tế là lực lượng quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cũng như công tác đẩy lùi dịch bệnh. Chúng ta cần tìm hiểu rõ xem họ đã bị lây nhiễm virus như thế nào”.

Một y tá gây chú ý cộng đồng mạng khi chia sẻ nỗi lo của bản thân về đại dịch

Một y tá Trung Quốc đã chia sẻ trên trang mạng xã hội Weibo rằng cô là 1 trong 150 cán bộ y tế trực thuộc Bệnh viện Trung Ương Vũ Hán và đang nằm trong diện bị tình nghi hoặc cũng có thể đã bị lây nhiễm virus. Cô đã bị cách ly tại nhà riêng từ tháng trước, và đến 11/2 mới nhập viện tại cơ sở cô đang công tác. 

“Tầng bệnh mà tôi nằm hầu hết toàn là những đồng nghiệp cũng bị lây nhiễm virus. Tầng này chủ yếu là phòng đôi hoặc phòng ba, trên cửa phòng ghi rõ họ tên và số giường của từng người”, cô chia sẻ trên Weibo. 

Nữ y tá chia sẻ thêm cô không dám thở mỗi khi những đồng nghiệp vào phòng để kiểm tra tình hình sức khỏe: “Tôi lo sợ virus trong người tôi sẽ phát ra ngoài và lây nhiễm cho những đồng nghiệp vẫn đang ngày đêm túc trực”.

Nhân viên y tế không được phép ‘ăn, uống hay dùng nhà vệ sinh’

Đầu tiên, WHO phát hiện Trung Quốc chỉ có thể phân bổ nhiều nhất 2 bác sĩ trên 10.000 dân. Thêm vào đó là sự thiếu hụt mặt nạ và đồ bảo hộ y tế. Các nhân viên y tế đã gần như kiệt quệ vì làm việc quá sức, khiến họ có khả năng dễ bị nhiễm virus hơn trong khi điều trị cho bệnh nhân ở tuyến đầu.

Tờ South China Morning Post cho hay, thậm chí bộ dụng cụ xét nghiệm chẩn đoán virus COVID-19 cũng chỉ được áp dụng cho các trường hợp có triệu chứng lâm sàng nặng nhất. Việc thiếu hụt nguồn cung trang thiết bị xét nghiệm đã gây cản trở cho công tác chẩn đoán bệnh. 

Hôm 13/2, Ủy ban Y tế Quốc gia đã tiết lộ điều kiện làm việc khắc nghiệt của đội ngũ nhân viên y tế: để không bị đói, các nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Y Liên minh Bắc Kinh phải ăn sô cô la và trứng trước khi bước vào ca làm dài hơn bình thường. Bên cạnh việc liên tục phải đeo khẩu trang, kính bảo hộ, găng tay và quần áo bảo vệ khiến da bị sưng đỏ hoặc thậm chí là bị hằn sẹo, họ còn không được “ăn uống hay sử dụng nhà vệ sinh” khi đang trực tại khu vực bị nhiễm bệnh.

Ông Zhou Jun trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Trung Quốc-Nhật Bản cho hay: “Thời gian vô cùng quý giá nên họ luôn túc trực tại khu vực bệnh bởi nếu họ dành thời gian sử dụng nhà vệ sinh và tháo đồ bảo hộ ra thì sẽ gây lãng phí bởi những thứ đó chỉ sử dụng được 1 lần và họ sẽ phải thay đồ bảo hộ mới.”

Bức ảnh các bác sĩ ngủ gục tại một bệnh viện ở Vũ Hán. Họ kiệt sức sau những ngày làm việc đằng đẵng chống lại virus corona. (Ảnh qua People’s Daily)

Bệnh viện Huashan còn cung cấp tã cho nhân viên y tế mặc, nhưng ông Ma Xin, phó giám đốc bệnh viện cho hay, hầu hết mọi người đều không cần mặc tã bởi “mặc đồ bảo hộ vô cùng nóng, nước trong cơ thể sẽ tiết ra theo tuyến mồ hôi nên họ không phải đi tiểu nhiều”.

Vừa thiếu hụt thông tin, vừa hứng chịu thông tin sai lệch

Tiếp đến, do các thông tin liên quan đến virus corona chủng mới còn chưa sáng tỏ nên các triệu chứng về đường tiêu hóa ban đầu chưa được đặc biệt chú ý (virus COVID-19 có thể gây nôn mửa, tiêu chảy cho người bệnh trước khi khởi phát các triệu chứng như sốt, ho và chủng virus này được xác nhận có thể lây qua đường phân)

Chính điều này đã khiến một trường hợp nhiễm virus Vũ Hán lây nhiễm cho 10 nhân viên y tế sau khi đến viện khám do gặp phải các triệu chứng ở bụng. Bên cạnh đó vào thời điểm ban đầu, không ai biết rằng virus COVID-19 có thể lây truyền từ người qua người. 

Trong khi đó, các nhân viên y tế nằm trong số các bệnh nhân lây nhiễm chỉ được tiết lộ thông tin vào ngày 20/1, khi ông Zhong Nanshan, một chuyên gia về hô hấp do chính phủ chỉ định, chia sẻ trên tờ CCTV rằng virus COVID-19 có thể lây truyền giữa người với người. Điều này trùng khớp với nguồn tin từ tờ Lancet, bệnh nhân lây nhiễm đầu tiên xuất hiện những triệu chứng lâm sàng vào ngày 1/12 – cách thời gian đến một tháng trước khi chính quyền Trung Quốc báo cáo bệnh dịch với WHO.

Nếu có hậu quả đáng tiếc nào xảy ra thì nguyên nhân là do chính phủ Trung Quốc đã che đậy, trấn án luồng thông tin về dịch bệnh virus corona trong giai đoạn đầu của dịch. Tờ Poynter cho biết những ai lan truyền ‘tin đồn’ về virus đều bị bắt giữ. Tờ báo Hồng Kông TVB cho hay những cánh nhà báo, bao gồm một nhà báo từ TVB cũng  bị giam giữ và phải đăng tin che đậy về dịch bệnh.

Các nhân viên phun thuốc khử trùng ở Hồ Bắc, Trung Quốc. (Ành qua Vox)

Động thái che đậy, kiểm duyệt thông tin này càng bị dư luận lên án gay gắt sau khi Lý Văn Lượng, vị bác sĩ cảnh báo sớm về virus COVID-19, qua đời vào ngày 7/2. Trước đó, vị bác sĩ này đã bị lực lượng cảnh sát bắt giữ và ép phải ký vào một lá đơn thừa nhận đã “tung tin đồn thất thiệt” sau khi lên tiếng cảnh báo với các đồng nghiệp của mình vào ngày 30/12 về một căn bệnh đường hô hấp có các triệu chứng lâm sàng giống với dịch bệnh virus SARS gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng, khiến cho nhiều người bị cách ly tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán.

Gần nửa triệu người tiếp xúc với những bệnh nhân lây nhiễm

Tính đến ngày 14/2, trang web của Ủy ban Y tế Quốc gia, Trung Quốc vẫn chưa thông báo số liệu về những nhân viên y tế lây nhiễm virus corona. Thông tin này chỉ được tiết lộ bởi Quốc vụ viện Trung Quốc tại một cuộc họp về vấn đề an toàn cho các cán bộ y tế. Các nhà chức trách tiết lộ số ca lây nhiễm thực tế có thể cao hơn số liệu được báo cáo.

Trang web của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho hay: Tính đến nay [14/2], đã có 493.067 người được xác nhận có tiếp xúc gần với những bệnh nhân nhiễm virus, trong đó 177.984 người đang được theo dõi tình trạng sức khỏe”.

Hồi ức về dịch SARS vẫn luôn ám ảnh Trung Quốc. Theo báo cáo từ CNN vào tháng 5/2003, Trung Quốc xác nhận có tổng số 5.328 ca lây nhiễm SARS, trong đó 966 nhân viên y tế, chiếm 18% tổng số ca nhiễm bệnh. Còn đối với virus COVID-19 hiện nay, tỷ lệ lây nhiễm các nhân viên y tế đã ít hơn khi có 1716 ca lây nhiễm được báo cáo, chiếm khoảng 3% tổng số ca lây nhiễm được xác nhận.

Đề cập đến dịch bệnh tại thời điểm đó vào hôm 14/2, ông Mike Ryan, giám đốc điều hành Chương trình Cấp cứu Sức khỏe của WHO chia sẻ: “Chúng tôi biết đội ngũ y tế luôn phải túc trực ở tuyến đầu bệnh dịch. Nhưng khi nhìn vào tỷ lệ số trường hợp nhân viên y tế bị lây nhiễm, mặc dù đây là một con số kinh khủng (1716 ca) nhưng tỷ lệ % lây nhiễm vẫn thấp hơn các đại dịch khác”.

Huy Hoàng (Theo Business Insider)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x