Trung Quốc nói Việt Nam không có quyền bình luận về lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông

13/05/20, 08:07 Thế giới

Mới đây, Chính phủ Trung Quốc đã lên án thậm tệ việc Việt Nam lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý trên biển Đông do nước này ban hành, đồng thời khẳng định rằng ‘Quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là một phần lãnh thổ không thể chối cãi của Trung Quốc’…

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Ảnh qua twitter)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Ảnh qua twitter)

“Việt Nam không có quyền bình luận về lệnh ngừng đánh bắt cá vào mùa hè này của Trung Quốc trên vùng Biển Đông vì các biện pháp này thuộc quyền hành chính của Trung Quốc”, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong buổi họp báo hôm 11/5.

Phát ngôn của ông Triệu được đưa ra sau khi Hà Nội tuyên bố phản đối lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Bắc Kinh và yêu cầu Trung Quốc ‘không làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông’. 

Cũng trong buổi họp báo này, ông Triệu còn nói rằng “không thể chối cãi rằng Quần đảo Hoàng Sa là một phần của lãnh thổ Trung Quốc”, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc có quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển có liên quan của Biển Đông theo luật pháp quốc tế và luật pháp trong nước của Trung Quốc.

“Thực hiện lệnh ngừng đánh cá vào mùa hè ở các vùng nước liên quan ở Biển Đông là một hành động hợp pháp khi Trung Quốc thực thi các quyền hành chính và thực hiện nghĩa vụ quốc tế phù hợp với pháp luật”, ông Triệu nói và cho rằng việc cấm đánh cá trong hơn 3 tháng mỗi năm sẽ có lợi cho việc bảo vệ nguồn hải sản và phát triển bền vững tại Biển Đông.

Trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 8/5 khẳng định ngư dân Việt Nam “hoàn toàn có quyền đánh bắt cá trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam” thì trong cuộc họp báo này ông Triệu Lập Kiên phản bác lại rằng: “Việt Nam không nên khuyến khích ngư dân của mình vi phạm các quyền và lợi ích của Trung Quốc cũng như làm suy yếu sự phát triển bền vững của các nguồn lợi thuỷ sản Biển Đông”. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. (Ảnh qua tuoitre)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. (Ảnh qua tuoitre)

Liên quan đến sự việc trên, cũng trong ngày 11/5, Bộ NN&PTNN Việt Nam đã đề nghị các tỉnh, thành động viên ngư dân tiếp tục bám biển sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam bởi lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc ‘không có giá trị’ đối với những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trước đó vào ngày 1/5, Chính quyền Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè thường niên ở Biển Đông (bao gồm cả một phần vịnh Bắc bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) dưới sự giám sát của lực lượng hải cảnh và kiểm ngư nước này. Lệnh cấm kéo dài 3 tháng rưỡi, bắt đầu từ trưa 1/5 tới tận ngày 16/8.

Không đồng tình với lệnh cấm trên, hôm 5/5, Hội Nghề cá Việt Nam đã “kịch liệt phản đối hành động hết sức phi lý của phía Trung Quốc’” và khẳng định quy chế này không có giá trị pháp lý đối với các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngư dân Việt Nam hoàn toàn có quyền đánh bắt cá trên các vùng biển thuộc chủ quyền của mình.

Được biết, bắt đầu từ năm 1999 đến nay, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá phi pháp trên Biển Đông, nơi nước này tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ bằng ‘đường 9 đoạn’, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực.

Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trái phép trên vùng biển Việt Nam. (Ảnh qua thanhnien)
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trái phép trên vùng biển Việt Nam. (Ảnh qua thanhnien)

Không chỉ cấm đánh cá ở Biển Đông, Trung Quốc còn có lệnh cấm tương tự ở biển Hoa Đông.

Hôm 9/5, một tàu cá của Nhật Bản đã bị 2 tàu hải cảnh Trung Quốc tiếp cận và bám đuổi ngay gần quần đảo Điếu Ngư (Tokyo gọi là Senkaku) ở biển Hoa Đông.

Sau đó, lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản phải điều động tàu tuần tra đến hiện trường, cảnh báo qua bộ đàm. Đến lúc đó, các tàu hải cảnh Trung Quốc mới chịu rời khỏi khu vực.

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

x