Trung Quốc tăng cường chèn ép tôn giáo, cưỡng chế “xóa sạch” thập tự giá

12/06/20, 09:31 Trung Quốc

Bất chấp dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành khắp nơi, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn không lơi tay đàn áp tôn giáo. Gần đây, chính quyền tỉnh Giang Tây lại gia tăng sách nhiễu các nhà thờ Cơ Đốc giáo, phá hủy thập tự giá, muốn mượn dịch bệnh để thủ tiêu tôn giáo.

chính quyền tỉnh Giang Tây lại gia tăng sách nhiễu các nhà thờ Cơ Đốc giáo, phá hủy thập tự giá, muốn mượn dịch bệnh để thủ tiêu tôn giáo.
Chính quyền Trung Quốc lại gia tăng sách nhiễu các nhà thờ Cơ Đốc giáo, phá hủy thập tự giá, muốn mượn dịch bệnh để thủ tiêu tôn giáo. (Ảnh qua SCMP)

26 cây thánh giá ở tỉnh Giang Tây bị phá hủy

Trước đây, tạp chí “Bitter Winter” đã nhiều lần đưa tin, vào tháng 4 năm nay, một số lượng lớn nhà thờ Tam tự Cơ Đốc giáo ở tỉnh Giang Tây đã bị chính quyền địa phương đàn áp. Theo thông tin mới nhận được, trong vòng 2 tháng sau khi giảm thiểu các biện pháp phòng chống dịch bệnh và cách ly, cây thánh giá ở ít nhất 26 Nhà thờ Tam tự huyện Đô Xương, thành phố Cửu Giang đã bị chính quyền phá hủy, và bị buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát trong nhà thờ.

Vào ngày 8/4, quan chức chính quyền các cấp ở tỉnh Giang Tây đã đến Nhà thờ Phúc Âm, thôn Đại Thụ, huyện Đô Xương để kiểm tra. 5 ngày sau, nhân viên chính quyền huyện đã yêu cầu người phụ trách Nhà thờ Phúc Âm dỡ bỏ thập tự giá với lý do “thập tự giá quá cao và không an toàn”, và đe dọa rằng “Sẽ phá hủy nhà thờ nếu không tuân theo”.

Nhân viên chính quyền còn yêu cầu lắp đặt camera giám sát trong nhà thờ, vì thế mà người phụ trách nhà thờ còn phải chi 1.000 nhân dân tệ (NDT) (khoảng 140 đô la Mỹ) cho việc này.

Người phụ trách này biểu thị: “Chính phủ nói với chúng tôi, camera được lắp đặt để ngăn chặn sự ‘xâm nhập của tà giáo’”. Những tín đồ của nhà thờ cho rằng, những biện pháp này của chính quyền trên thực tế là để theo dõi nhất cử nhất động của bọn họ.

Vào ngày 9/5, chính quyền của làng Uông Đôn, huyện Giang Tây cũng lấy lý do tương tự để tháo dỡ thập tự giá của một nhà thờ Tam Tự ở phố cổ Tân Kiều, và cảnh cáo các tín đồ không được chống lại việc phá hủy, nếu không sẽ phá bỏ nhà thờ. Nhà thờ được xây dựng bởi các tín đồ cao tuổi địa phương.

Vào tháng 4, khi tỉnh Giang Tây dần dần được gỡ phong tỏa, các địa điểm công cộng khác cũng lần lượt được mở cửa, nhưng chỉ có các địa điểm tôn giáo vẫn bị buộc phải đóng cửa.

Một tín đồ của Nhà thờ Thiên Phúc, làng Bắc Sơn đã nói với “Bitter Winter”: “Chính phủ thấy có quá nhiều người của tín đồ Cơ Đốc giáo, sợ sẽ uy hiếp tới chính quyền, cho nên họ đã dùng thủ đoạn để khống chế chúng tôi, không cho nhà thờ mở cửa. Bây giờ Hiến pháp quốc gia nói là tự do tín ngưỡng, nhưng lại âm thầm không ngừng chèn ép chúng tôi, mục đích là không cho phép chúng tôi tin vào Chúa, để chúng tôi thuận theo chính phủ, thuận theo Đảng Cộng sản”.

Một người thuyết giáo ở địa phương tiết lộ, hầu hết các Thập tự giá ở huyện Đô Xương đều đã bị dỡ bỏ, ông biểu thị: “Chính phủ cũng khuyến khích các cán bộ thôn nhanh chóng dỡ bỏ thập tự giá bằng hình thức thưởng tiền mặt”.

Vào ngày 14/5, khoảng 8 cán bộ thôn của trấn Đại Sa đã xông vào Nhà thờ Nam Lũng ở địa phương, không những xé bỏ các ký hiệu tín ngưỡng, phá hủy thập tự giá, mà còn niêm phong nhà thờ. Lý do mà những cán bộ này đưa ra là “nhà thờ quá gần với ủy ban thôn”, người phụ trách nhà thờ cũng bị cán bộ thôn lấy việc ‘hủy bỏ tiền trợ cấp cho dân nghèo’ để uy hiếp ông phải tuân theo sự quản lý của chính phủ.

Nhà thờ ở 1 số địa phương, không những xé bỏ các ký hiệu tín ngưỡng, phá hủy thập tự giá, mà còn niêm phong.
Nhà thờ ở 1 số địa phương, không những xé bỏ các ký hiệu tín ngưỡng, phá hủy thập tự giá, mà còn niêm phong. (Ảnh qua Reuters)

Một tín đồ địa phương tiết lộ, vào năm 2019, nhà thờ này được chính phủ yêu cầu sáp nhập với một nhà thờ Tam Tự khác, khiến người phụ trách phải chi 50.000 NDT (khoảng 7.000 đô la Mỹ) để sửa sang nhà thờ.

Tín đồ này nói rằng: “Nhà thờ được sửa sang bằng tiền mồ hôi nước mắt của mọi người, bây giờ nhà thờ bị niêm phong, thập tự giá bị hủy, thật đau lòng”.

Vào ngày 8/5, các cán bộ của thôn Phong Điền, xã Đại Thụ đã cưỡng chế phá hủy cây thánh giá tại nơi gặp gỡ của các tín đồ nhà thờ Tam Tự, với lý do “Thập tự giá có thể rơi và sẽ làm mọi người bị thương”. Ngoài ra, thập tự giá ở nơi gặp gỡ của các tín đồ nhà thờ Tam Tự ở thôn Phong Hỏa cũng bị buộc phải gỡ bỏ vào ngày 30/4, lý do mà cán bộ xã đưa ra là “thập tự giá cao hơn cờ đỏ”.

Một dân làng địa phương phẫn nộ nói: “Tập Cận Bình mượn dịch bệnh lần này để tìm cách thủ tiêu tôn giáo! Không hề có chút tự do tín ngưỡng tôn giáo và nhân quyền nào!”.

Trước đó, Tổ giám sát tôn giáo tỉnh đã nhiều lần bí mật hỏi thăm về nhà thờ Tam Tự nơi đó, sau đó cũng đưa ra kiến nghị cải cách. Theo tiết lộ của người dân địa phương, huyện Đô Xương và Bà Dương đang tiến hành kiểm tra tôn giáo đợt mới. Ông bất lực nói, “Ở Trung Quốc, chỉ có Đảng Cộng sản định đoạt”.

Một nhà thờ ở tỉnh Cát Lâm sắp bị phá hủy, các tín đồ coi nhà thờ như nhà của mình nói: Phải đấu tranh cho quyền lợi của mình, phải bảo vệ bằng cả mạng sống.
Một nhà thờ ở tỉnh Cát Lâm sắp bị phá hủy, các tín đồ coi nhà thờ như nhà của mình nói: Phải đấu tranh cho quyền lợi của mình, phải bảo vệ bằng cả mạng sống. (Ảnh chụp video)

Bắc Kinh phá hủy thập tự giá ở nhà thờ cổ hàng trăm năm lịch sử

Vào ngày 2/6, “Nhật báo Cơ Đốc” đưa tin, vào ngày 29/4, Ủy ban Sự vụ Tôn giáo và Dân tộc tỉnh Chiết Giang đã công bố “Tiêu chuẩn phân biệt nhà chùa, nhà thờ cùng các hoạt động tôn giáo cố định của nó ở tỉnh Chiết Giang”, tuyên bố sẽ áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh kể từ ngày 1/6.

Hội nghiên cứu văn hóa và tôn giáo Trung Quốc Cơ Đốc giáo lo ngại rằng, ngoài Chiết Giang thì tỉnh Giang Tây, Phúc Kiến và Sơn Đông cũng đã thiết lập các quy định tương tự, chắc rằng sẽ được thực hiện ở nhiều nơi khác nhau của Trung Quốc trong tương lai.

Vào ngày 22/4, “Nhật báo Cơ Đốc” đưa tin, dịch viêm phổi Vũ Hán đã dịu lại ở Trung Quốc (theo công bố chính thức của Trung Quốc), nhưng chính quyền vẫn tiếp tục niêm phong các nhà thờ và phá hủy thập tự giá, nhiều nhà thờ hàng trăm năm tuổi cũng không được buông tha, một số nhà thờ bị thủ tiêu vì bị nói là không đăng ký.

Chính quyền Bắc Kinh đã phá hủy các nhà thờ và thập giá tự, đóng cửa các nhà thờ ở Giang Tô và An Huy vào đầu tháng 3. Chính quyền ở Hợp Phì, An Huy và Hà Nam gần đây đã nhiều lần công kích giáo hội. Sáng ngày 15/4, một nhà thờ Tam Tự huyện Phì Tây, thành phố Hợp Phì, An Huy cũng bị chính quyền địa phương phá hủy thập tự giá; Vào ngày 13/4, nhà thờ Antioch ở Trịnh Châu, Hà Nam cũng đã bị chính quyền địa phương cấm.

Nhà thờ Tam Hà, tỉnh Hà Bắc cũng bị hủy thập tự giá, nhà thờ này có lịch sử hơn 100 năm, là nhà thờ Tam Tự được công nhận chính thức và là một điểm thu hút khách du lịch địa phương. Vào thời điểm đó, người phụ trách nhà thờ đã từ chối phá bỏ thập tự giá, sau đó quan chức đã ép buộc phải dỡ bỏ.

Trên thực tế, cuộc đàn áp tôn giáo của ĐCSTQ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, và có những dấu hiệu cho thấy nó đã vượt qua thời kỳ Cách mạng Văn hóa.
Cuộc đàn áp tôn giáo của ĐCSTQ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, và có những dấu hiệu cho thấy nó đã vượt qua thời kỳ Cách mạng Văn hóa. (Ảnh qua Epoch Times)

Trên thực tế, cuộc đàn áp tôn giáo của ĐCSTQ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, và có những dấu hiệu cho thấy nó đã vượt qua thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Vào ngày 5/2/2019, “Bitter Winter” đã đăng tải bài viết công bố một mật lệnh do Bắc Kinh truyền đạt xuống, yêu cầu quan chức địa phương tất cả các cấp phải cùng nhau chung sức tấn công Cơ Đốc giáo, “đảm bảo thập tự giá sẽ biến mất mãi mãi”.

Bài báo này biểu thị, huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây là một khu vực tập trung đông đảo tín đồ Cơ Đốc giáo, đa số các thập tự giá ở các địa điểm tôn giáo địa phương đã bị dỡ bỏ vào năm 2018, nhưng sau khi Tào Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất thị sát vào năm 2019, chính quyền lại truyền xuống mật lệnh, yêu cầu chính quyền địa phương tăng cường nỗ lực đàn áp nhà thờ để đảm bảo thập tự giá biến mất mãi mãi.

Một số người dân phản ánh, nhân viên chính phủ đã dùng các thủ đoạn ‘vừa đấm vừa xoa’, lừa các tín đồ đi nơi khác và tranh thủ phá hủy nhà thờ, khiến một số tín đồ vừa tức giận vừa bất lực nói: “Chính phủ cho phép xây dựng nhà thờ mới khi những nhà thờ cũ bị phá bỏ, nhưng bây giờ những nhà thờ mới xây lại bị cho là xây dựng trái phép, bắt phải dỡ bỏ toàn bộ, căn bản là cố tính để chúng tôi (chỉ tín đồ) không có địa điểm tụ họp”.

Minh Huy (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x