Virus corona đang ngáng chân sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ của ĐCSTQ

21/02/20, 11:57 Thế giới, Tin trong ngày

Việc hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm phổi do virus corona chủng mới (Covid-19) cùng sự trì hoãn của nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng và thương mại tỷ đô đã khiến tiến độ sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc bị ảnh hưởng, theo Reuters.

Dự án cầu lớn nhất của Pakistan đang bị trì hoãn vì nhân công Trung Quốc chưa thể quay lại (ảnh qua South China Morning Post)

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Myanmar và ký hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng mới vào năm nay, không có dấu hiệu nào cho thấy sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Cho đến khi virus này bùng phát tại Vũ Hán và nhanh chóng lan ra khắp Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới, sáng kiến của ông Tập cũng bắt đầu trì trệ: Công nhân Trung Quốc không thể đến các dự án ở nước ngoài, hàng loạt cơ sở sản xuất, cửa hàng trong nước phải tạm ngưng hoạt động.

Trong nước, Bắc Kinh áp lệnh phong tỏa nhiều địa phương cùng các biện pháp hạn chế đi lại, khiến khoảng 780 triệu người, tương đương hơn một nửa dân số cả nước điêu đứng. Nhiều hãng hàng không ngừng bay đến Trung Quốc, trong khi hơn 133 nước áp dụng các biện pháp hạn chế nhập cảnh với công dân Trung Quốc hoặc những người từng đến nước này.

Thế cô lập khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải “dậm chân tại chỗ”, đồng thời kìm hãm sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), kế hoạch đầy tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng ở khu vực Đông Nam Á, Trung Á, Trung Đông, châu Âu và châu Phi.

Nhiều nhà máy tại Trung Quốc vẫn đóng cửa, còn những nơi đã hoạt động trở lại không thể đạt công suất tối đa”, nhà phân tích Boyang Xue tại công ty tư vấn Ducker Frontier cho biết. 

Theo chuyên gia này, các dự án thuộc sáng kiến BRI tại nước ngoài thường nhập thiết bị, máy móc từ nhà sản xuất ở Trung Quốc, nên sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng sẽ gây trì hoãn tiến độ, trong khi hoạt động của các công ty ở nước ngoài bị đình trệ vì công nhân Trung Quốc chưa thể quay lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. 

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, những dự án thuộc sáng kiến Vành đai Con đường sẽ gặp nhiều gián đoạn trong thời gian tới, vì hầu hết chúng được xây dựng bằng nhân lực và kỹ thuật của Trung Quốc.

Thành viên cao cấp của Cục Nghiên cứu Quốc gia về Châu Á (NBR), của Mỹ – bà Nadege Rolland nhận định rằng, virus Corona lây lan cũng sẽ làm gia tăng sự bất mãn của người dân tại những nước có nhiều dự án nhận vốn đầu tư Trung Quốc. Ở nhiều quốc gia, nhân công đến từ Trung Quốc thường không nhận được cảm tình vì cạnh tranh việc làm với người địa phương.

Các quốc gia tại châu Phi, nơi nhận nhiều vốn đầu tư nhất từ Trung Quốc cũng sẽ e dè hơn với dự án Vành đai Con đường vì lo ngại sự lây lan của virus Corona. Hệ thống cơ sở y tế tại những nước này còn khá yếu kém”, bà Nadege Rolland cho hay.

Cụ thể, dự án của một số công ty Trung Quốc tại Indonesia, như Tsingshan Holding Group và Zhejiang Huayou Cobalt, bị gián đoạn do Indonesia quyết định ngừng các chuyến bay từ Trung Quốc từ hồi đầu tháng 2, đồng thời từ chối nhập cảnh với những người từng ở Trung Quốc đại lục trong vòng 14 ngày.

Đường hầm thuộc dự án đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung ở Indonesia hồi tháng 5/2019. (Ảnh qua  Xinhua)

Bên cạnh đó, dự án đường sắt cao tốc trị giá 6 tỷ USD của Tập đoàn Đường sắt Quốc tế Trung Quốc, giúp kết nối thủ đô Jakarta với Bandung, trung tâm dệt may của Indonesia cách đó khoảng 140km, cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. 

Trước đó, hàng loạt công trình hạ tầng thiết yếu tại Bangladesh và Pakistan, bao gồm hệ thống cầu qua sông Padma (trị giá hơn 1,1 tỷ USD) tại Bangladesh và dự án Vành đai Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC – trị giá 62 tỷ USD), đang bị đình trệ do thiếu nhân công Trung Quốc.

Đối với Campuchia, văn phòng của các quản lý cấp cao Trung Quốc tại Đặc khu Kinh tế Sihanoukville ở nước này cũng trống vắng. Sihanoukville từng được xem là dự án trọng điểm trong sáng kiến BRI, bao gồm hơn 160 doanh nghiệp và khoảng 20.000 công nhân. Hầu hết công nhân trong các nhà máy do Trung Quốc điều hành là người Campuchia, nhưng thách thức đối với việc duy trì hoạt động vẫn nghiêm trọng bởi họ phụ thuộc vào nguồn cung ứng vật tư từ Trung Quốc.

Điều đáng lo ngại hơn cả là việc Trung Quốc mở rộng lợi ích và cơ sở hạ tầng tại khu vực Châu Phi cận Sahara, đặc biệt là Eritrea, Ethiopia, Djibouti, Kenya, Zambia, Tanzania, Zimbabwe và Angola. Các quốc gia Châu Phi nói trên vốn có hệ thống y tế rất yếu kém, không đủ khả năng để đối phó với đại dịch. Hơn nữa, phần lớn dân số nơi đây rất dễ bị tổn thương do phải chịu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài và nhiễm trùng mãn tính với các vi khuẩn khác như lao, sốt rét, HIV.

Ông Yi Guan, chuyên gia chuyên nghiên cứu về virus thuộc Đại học Hong Kong cho biết: “Tôi đã chứng kiến tất cả, dịch cúm gia cầm, SARS, cúm A và nhiều dịch bệnh khác. Nhưng dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra khiến tôi cảm thấy bất lực. Trước kia hầu hết các dịch bệnh đều có thể kiểm soát được nhưng lần này thì rất khó. Thật khó để nhìn vào các tuyến đường mới được xây dựng dưới sự trợ giúp của Trung Quốc qua Siberia hay dãy Himalaya và xa hơn là châu Phi mà không lo ngại nguy cơ dịch bệnh lan rộng tới từng ngõ ngách của thế giới”.

Trước khi Covid-19 bùng phát, sáng kiến BRI của Trung Quốc từng gặp trở ngại hồi năm 2018, khi nhiều quan chức Indonesia, Malaysia, Sri Lanka và một số nước khác chỉ trích các dự án tốn kém và không cần thiết. Một số quốc gia đã xem xét hủy bỏ hoặc giảm bớt các điều khoản vay nợ trong dự án, viện dẫn những lo ngại về chi phí, tổn hại chủ quyền và tham nhũng, khiến Trung Quốc buộc phải thu hẹp quy mô một số dự án.

Dịch Covid-19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc từ tháng 12/2019 và nhanh chóng lan tới 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tính đến ngày 21/1, toàn thế giới đã ghi nhận 76.202 người nhiễm Covid-19, 2.247 người chết, 18.221 người bình phục và 12.064 người trong tình trạng nguy kịch.

Thiện Thành (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x